Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

HP Vẫn Phát Triển Dòng Máy Chủ Integrity

Ngoài ra, HP tiếp tục hỗ trợ khách hàng đang sử dụng máy chủ HP Integrity (bộ xử lý Intanium) có chạy các phần mềm ứng dụng Oracle.



Máy chủ HP Integrity sử dụng vi xử lý Intanium của Intel.

Tập đoàn Hewlett Packard (HP) khẳng định HP sẽ tiếp tục chính sách phát triển đổi mới đối với lộ trình trên 10 năm cho hệ thống máy chủ HP Integrity sử dụng vi xử lý Itanium của Intel trên nền hệ điều hành HP-UX. Ngoài ra, HP sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng đang sử dụng máy chủ HP Integrity (bộ vi xử lý Intanium) có chạy các phần mềm ứng dụng Oracle.

Ông Paul Otellini, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Intel, cho biết, "Intel vẫn tiếp tục phát triển bộ vi xử lý Itanium và với rất nhiều thế hệ vi xử lý đang được phát triển theo tiến độ, các nền tảng máy chủ không hề bị yếu đi. Intel giữ vững cam kết cung cấp lộ trình vi xử lý đa thế hệ với tính cạnh tranh mạnh cho nền tảng HP- UX và các hệ điều hành chạy trên kiến trúc Itanium".

Bộ vi xử lý Itanium 8 lõi thế hệ mới của Intel có tên Poulson với 32-nm, hiệu năng xữ lý tăng trưởng gấp đôi so với cấu trúc của dòng Tukwila hiện tại. Ngay sau Poulson, Intel cũng đã công bố thế hệ vi xử lý Kittson, một trong những sản phẩm chính của năm đang trong quá trình phát triển. Tại diễn đàn Phát triển của Intel tại Bắc Kinh sắp tới, lộ trình phát triển của bộ vi xử lý Intel Itanium sẽ được trình bày.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Máy Chủ Thế Hệ 8 Của HP Chú Trọng Xử Lý Nút Cổ Chai

Dòng sản phẩm ProLiant với tên gọi Gen8 nằm trong chiến lược cơ sở hạ tầng hội tụ của HP, là kết quả của một dự án được thực hiện trong 2 năm với kinh phí 300 triệu đôla Mỹ.

Đây là sáng kiến của HP nhằm xác định lại giá trị của trung tâm dữ liệu bằng cách tự động hóa tất cả các khía cạnh trong việc quản lý vòng đời máy chủ. Với các công nghệ giúp tự động hoá những tác vụ và cải thiện thời gian hoạt động, máy chủ ProLiant Gen8 sử dụng kiến trúc HP ProActive Insight được thiết kế tập trung vào việc tích hợp tự động quản lý vòng đời, tăng tốc động dựa trên khối lượng công việc, tự động tối ưu hóa năng lượng và dịch vụ chủ động và hỗ trợ.




HP ProLiant Gen 8

Một trong những cải tiến quan trọng cho thế hệ tiếp theo của các máy chủ ProLiant là tập trung vào giải quyết vấn đề “thắt nút cổ chai” do ghi đọc dữ liệu từ ổ cứng lên bộ vi xử lý chính, đồng thời thúc đẩy hiệu suất lên đến 50% cho các ứng dụng phổ biến như xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) và video trực tuyến.

Chiến lược của HP hiện nay tập trung vào mạch điều khiển Smart Array RAID trên các máy chủ ProLiant thế hệ 8, trong đó sử dụng lưu trữ SSD và một thuật toán bộ nhớ đệm gọi là tăng tốc động theo khối lượng công việc (Dynamic Workload Acceleration). Thuật toán này sẽ di chuyển các dữ liệu cần thiết nhất đến vùng lưu trữ có hiệu năng cao nhất.

Các máy chủ HP ProLiant tích hợp mạch điều khiển (controller) SAS 6 Gbps, đổi từ việc dùng những ổ cứng SAS 15.000 rpm sang sử dụng SAS SSD. Mạch điều khiển mới cung cấp hiệu suất nhanh hơn 6 lần so với thế hệ trước. Dung lượng bộ nhớ đệm DRAM (FBWC) cũng được tăng gấp đôi trên các máy chủ từ 1 GB lên 2 GB. ProLiant thế hệ 8 sẽ hỗ trợ số ổ cứng nhiều hơn đến 50% so với dòng máy thế hệ trước, khả năng lưu trữ lên đến 36 TB trong một rack đơn 2U DL380.

HP khẳng định mạch điều khiển Smart Array RAID của thế hệ 8 với SSD sẽ nhanh hơn 60 lần so với mạch điều khiển thế hệ trước đó dùng ổ đĩa cứng thông thường. Và với việc hỗ trợ PCIe 3.0, băng thông đã được tăng hơn 85%. Với các ổ SSD, Dynamic Workload Accelteration, SmartMemory và cổng kết nối 10GbE, hiệu suất ứng dụng sẽ tăng lên đến 50%, bao gồm cả giao dịch trực tuyến OLTP và video trực tuyến. Các máy chủ mới cũng sẽ sử dụng năng lượng ít hơn 88%, chiếm ít không gian hơn 75% và cho phép triển khai nhiều hơn 30% các máy ảo (VM) với mức giảm 40% năng lượng cho mỗi máy ảo.

HP ProLiant Gen8 – Xu Hướng Mới Về Máy Chủ “xanh”

HP vừa chính thức công bố và trình diễn dòng các máy chủ quản trị tự động hoàn chỉnh nhất của ngành công nghệ thông tin (CNTT) - máy chủ HP ProLiant Thế hệ 8 (HP ProLiant Gen8).

Đây là thế hệ máy chủ được thiết kế với những tính năng gần như tự động hóa hoàn toàn, mọi hoạt động khi vận hành được giám sát bởi 1.600 cảm biến tích hợp sẵn, có nghĩa là trong quá trình vận hành HP ProLiant Gen8, 1.600 tác vụ khác nhau đều được kiểm soát chặt chẽ; và phần lớn các cảm biến này giúp kiểm soát và tối ưu việc làm mát cũng như điều tiết năng lượng sử dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hỗ trợ cho HP ProLiant Gen8 hoạt động hiệu quả hơn, một chip độc lập không gắn kèm CPU sẽ giúp “quản lý” sát sao mọi hoạt động của 1.600 bác sĩ tí hon, giúp cho HP ProLiant Gen8 hoạt động ổn định, giảm thiểu tối đa rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành.



Hoạt động tối ưu

Được cải tiến đáng kể so với thế hệ “đàn anh” Gen6, Gen7, HP ProLiant Gen8 có khả năng tự động hóa cao, giải quyết hiệu quả bài toán tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng đồng thời tối ưu hiệu suất hoạt động.

Khi ứng dụng thế hệ máy chủ HP ProLiant Gen8, năng suất quản trị tăng lên gấp ba lần, bởi hầu hết các hoạt động thủ công được loại bỏ, như: cập nhật máy chủ thường phải mất 5 tiếng quản trị trên một tủ rack của máy chủ. Tính năng mới HP Smart Update có thể thực hiện việc cập nhật trên trong vòng 10 phút hoặc ít hơn.

Hơn nữa, HP ProLiant Gen8 được tích hợp sẵn những thông tin cần thiết, và các driver cho lần thiết lập vận hành đầu tiên, với thời gian khởi động máy chỉ mất 3 giây. Khi khởi động máy hoàn tất, người dùng sẽ biết được cấu hình có phù hợp hay không, từ đó có những lựa chọn cài đặt hiệu quả. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, “sức khỏe” của HP ProLiant Gen8 được giám sát chặt chẽ bởi 1.600 “bác sĩ” tí hon, và HP ProLiant Gen8 còn tự động lựa chọn những ứng dụng, phần mềm cần cài đặt khi có nhu cầu cập nhật, nâng cấp, thay vì người dùng loay hoay lựa chọn những tính năng cần cập nhật.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành hệ thống, trung tâm dữ liệu, thông thường, khi có sự cố, dù đã được cảnh báo, phát hiện lỗi nhưng kỹ thuật viên rất khó xác định đâu là ổ cứng bị lỗi và dễ tháo nhầm ổ cứng đang hoạt động thay vì cần phải tháo ổ cứng bị lỗi. Ở HP ProLiant Gen8, hệ thống đèn cảnh báo sẽ giúp xác định đúng vị trí những ổ cứng đang hoạt động, tránh tháo nhầm khi có sự cố.  

Từ việc tối ưu hiệu suất, đến quản lý hiệu quả, tự động hóa tối đa, dễ nhận thấy HP ProLiant Gen8 là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi thế hệ sản phẩm mới này giúp giải quyết gần như triệt để hai bài toán hóc búa: Chi phí đầu tư, vận hành và bài toán nhân lực.

Mở ra xu hướng mới

Bà Trần Thị Minh Thuận, Tổng Giám đốc HP Việt Nam: HP ProLiant Gen8 sẽ mang đến một cái nhìn mới về tiết kiệm chi phí, với khả năng tự động hóa cao, sẽ mở ra xu hướng mới trong tương lai - Xu hướng "Máy chủ xanh"

Bên cạnh đó, máy chủ HP ProLiant Gen8 có tính năng HP 3-D Sea of Sensors (cảm biến 3 chiều), công nghệ đầu tiên của ngành trong việc nhận dạng tình trạng máy chủ bị sử dụng quá mức dựa trên dữ liệu thời gian thực về vị trí, điện năng, khối lượng công việc và nhiệt độ, tăng khả năng tính toán trên mỗi watt năng lượng lên đến 70%. HP 3-D Sea of Sensors cũng tự động tiết kiệm năng lượng đồng thời loại bỏ 100% các lỗi về cấu hình thủ công và trong quá trình kiểm kê.

Ngoài ra, HP Gen8 không chỉ tự động tích hợp vòng đời (giúp nhanh chóng triển khai các ứng dụng và chủ động cải thiện thời gian hoạt động bằng cách tự động hóa các công việc thủ công), tăng tải động (giúp cải thiện hiệu suất lưu trữ dữ liệu chuyên sâu hơn gấp 7 lần), mà còn tối ưu hóa tự động năng lượng và cung cấp Dịch vụ hỗ trợ chủ động (với HP Insight Online, cổng quản trị hệ thống và hỗ trợ cá nhân toàn diện nhất của ngành dựa trên công nghệ điện toán đám mây, cho phép khách hàng giải quyết đến 95% sự cố ngay từ lần đầu tiên).

Dự kiến, máy chủ HP ProLiant Gen8 có giá khởi điểm từ 1.723 USD đến 2.878 USD và tuỳ thuộc vào các cấu hình, bao gồm các máy chủ dạng đứng (tower) HP ProLiant ML dành cho các văn phòng chi nhánh ở xa; các máy chủ dạng rack HP ProLiant DL đa năng cung cấp sự cân bằng hiệu suất và hiệu quả; các máy chủ phiến HP ProLiant BL cho hạ tầng cơ sở hội tụ điện toán đám mây và hệ thống các máy chủ HP ProLiant SL có tính khả mở được xây dựng cho web, điện toán đám mây và các môi trường quy mô lớn...

Các máy chủ HP ProLiant Gen8 là kết quả của chương trình được thực hiện trong 2 năm với kinh phí 300 triệu đôla Mỹ được gọi là Dự án Voyager (Project Voyager) - một sáng kiến của HP nhằm xác định lại giá trị của trung tâm dữ liệu bằng cách tự động hóa tất cả các khía cạnh trong việc quản lý vòng đời máy chủ. Đến nay, Project Voyager  đã có hơn 900 hồ sơ sáng chế và một hệ thống kiến trúc mới đuợc gọi là kiến trúc HP ProActive Insight, kiến trúc này trải rộng trên toàn bộ Hạ Tầng hội tụ của HP (HP Converged Infrastructure).

AMD Giới Thiệu Chip Mới Cho Máy Chủ Điện Toán Đám Mây

AMD thông báo dòng chip mới Opteron 3200 cho các máy chủ cấp thấp, hi vọng sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh trước Intel trên thị trường máy chủ đám mây.



AMD cho biết ba mẫu chip mới dòng Opteron 3200 sử dụng trên máy chủ đế đơn (single-socket servers) dành cho việc lưu trữ (host) web và các ứng dụng đám mây. Các chip này có 8 lõi xử lí, tốc độ xung nhịp 3 GHz, công suất 45 watt và 65 watt. Các chip mới dòng Opteron 3200 cũng dựa trên kiến trúc bộ xử lí Bulldozer, tương tự chip dòng Opteron 6200 16 lõi xử lí.

AMD giới thiệu các chip Opteron 3200 sau khi hãng thông báo mua SeaMicro, giá 334 triệu đô la Mỹ vào cuối tháng 2/2012. SeaMicro là hãng chuyên cung cấp các máy chủ sử dụng hiệu quả năng lượng cho môi trường điện toán đám mây.

Chip mới của AMD có khả năng cạnh tranh với chip Intel Xeon E3, được dùng trên máy chủ SeaMicro SM10000-XE. Theo các nhà phân tích, AMD sẽ thay thế chip Intel dùng trên máy chủ SeaMicro bằng chip của mình.

AMD xác định chip Opteron 3200 thuộc dòng sản phẩm “chi phí thấp cho mỗi lõi” (low-cost-per-core), với giá từ 99 đô la Mỹ đến 129 đô la Mỹ, trong khi chip Intel E3 có giá từ 189 đô la Mỹ đến 885 đô la Mỹ. MSI, Tyan, Fujitsu và Dell dự kiến sẽ ra mắt các máy chủ web trong thời gian tới.

Jim McGregor, Giám đốc chiến lược của In-Stat, cho rằng việc AMD mở rộng dòng sản phẩm sẽ giúp hãng sớm tiếp cận các thị trường mới. Hiện hầu hết các trung tâm dữ liệu đều quan tâm việc triển khai các máy chủ sử dụng năng lượng hiệu quả.

Theo Jim McGregor, AMD sẽ phải đối mặt với những thách thức từ Intel, trong công nghệ sản xuất và bộ xử lí, đặc biệt chip ARM dùng phổ biến trên điện thoại thông minh, máy tính bảng giờ đang được thử nghiệm dùng trên máy chủ. Chip Atom điện năng thấp của Intel hiện cũng đang được dùng trên các máy chủ. Hewlett-Packard cho biết Q2/2012, hãng dự kiến sẽ thử nghiệm máy chủ dùng chip ARM.

Intel Giới Thiệu Bộ Vi Xử Lý Máy Chủ Xeon E5 2600 Tại VN

Intel Xeon E5 2600 cải thiện 80% hiệu suất làm việc so với thế hệ trước, tăng gấp 3 lần khả năng truyền dữ liệu vào và ra khỏi bộ vi xử lý.



"Để giải quyết sự tăng trưởng mạnh của lưu lượng truy cập dữ liệu trong điện toán đám mây, Xeon E5 2600 sẽ cho phép mở rộng quy mô công nghệ thông tin", Intel cho biết trong buổi ra mắt dòng Intel Xeon E5 2600 và E5 2400 hôm nay tại TP HCM.

Với cấu trúc Sandy Bridge-E, mỗi bộ vi xử lý Xeon E5 2600 bao gồm 8 nhân và lên đến 768GB bộ nhớ hệ thống, sản phẩm này giúp tăng hiệu suất làm việc lên đến 80% so với dòng Xeon 5600. Hiệu suất năng lượng của Xeon E5 2600 cũng giảm 50% so với dòng 5600 trước đó.

Dòng sản phẩm này cũng làm tăng hiệu suất các ứng dụng tính toán chuyên sâu như phân tích tài chính, y học, sáng tạo nội dung truyền thông và điện toán hiệu suất cao.

Theo Intel, các dự đoán cho thấy sẽ có 15 tỷ thiết bị kết nối và hơn 3 tỷ người dùng kêt nối vào năm 2015, số lượng IP trung tâm dữ liệu trên toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng 33% hàng năm.

Điều này sẽ làm tăng số lượng dữ liệu cần ựược lưu trữ gần 50% mỗi năm, để đáp ứng sự tăng trưởng này, số lượng máy chủ đám mây toàn cầu sẽ phải nhiều hơn gấp 3 lần vào năm 2015.

Đánh Giá Máy Chủ Supermicero

Hệ thống máy chủ Supermicro dạng tháp (tower) và dạng phiến (rack) được trang bị bộ xử lý mạnh, hiệu năng cao, khả năng duy trì hoạt động liên tục 24/7 với chi phí thấp.

Supermicro X9 E3-1200 Serial là thế hệ tiếp của dòng X86 dạng tháp của Supermicro. Đây là máy chủ 1-socket nhỏ gọn, chạy êm, dùng vi xử lý Intel Xeon E3-1200 series mới nhất, cho hiệu năng cao hơn 30% so với các máy chủ 1-socket thế hệ trước.



Hệ thống máy chủ mới được trang bị bộ xử lý Intel mạnh mẽ.

Các phiên bản Supermicro X9-E3 hỗ trợ RAM lên đến 32 GB DDR3 ECC 1333/1066 tốc độ truy xuất cao, có chức năng tự sửa lỗi. Ngoài ra còn có tính năng quản lý đĩa cứng (RAID với nhiều lựa chọn tùy biến như ổ cứng hotswap nóng), tính năng IPMI điều khiển từ xa thông minh, xây dựng và mở rộng cấu hình... Thiết kế nhỏ gọn của Supermicro X9-E3 phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về không gian.

Còn dòng máy chủ tower Supermicro X9-SC731 và X9-SC733 được thiết kế giảm thiểu độ ồn tối đa thích hợp với các văn phòng nhỏ chưa được trang bị phòng server hoặc tủ rack riêng biệt. X9-SC731 tích hợp đầu đọc thẻ đa năng hỗ trợ XD, SD... Hệ thống này thích hợp để làm máy chủ ứng dụng chạy các phần mềm quản trị khách hàng, phần mềm kế toán, lưu trữ…

Ngoài ra máy chủ dạng phiến (rack) Supermicro X9-SC512, X9-SC811 và X9-SC813 có thiết kế nhỏ gọn, kích thước 1U, nhiều lựa chọn cấp độ về công suất tính toán cần thiết không chỉ theo thời điểm hiện tại mà còn cho phép mở rộng để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cao hơn trong tương lai.
Hệ thống máy chủ Supermicro dạng tháp (tower) và dạng phiến (rack) được trang bị bộ xử lý mạnh, hiệu năng cao, khả năng duy trì hoạt động liên tục 24/7 với chi phí thấp.

Supermicro X9 E3-1200 Serial là thế hệ tiếp của dòng X86 dạng tháp của Supermicro. Đây là máy chủ 1-socket nhỏ gọn, chạy êm, dùng vi xử lý Intel Xeon E3-1200 series mới nhất, cho hiệu năng cao hơn 30% so với các máy chủ 1-socket thế hệ trước.

Các phiên bản Supermicro X9-E3 hỗ trợ RAM lên đến 32 GB DDR3 ECC 1333/1066 tốc độ truy xuất cao, có chức năng tự sửa lỗi. Ngoài ra còn có tính năng quản lý đĩa cứng (RAID với nhiều lựa chọn tùy biến như ổ cứng hotswap nóng), tính năng IPMI điều khiển từ xa thông minh, xây dựng và mở rộng cấu hình... Thiết kế nhỏ gọn của Supermicro X9-E3 phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về không gian.

Còn dòng máy chủ tower Supermicro X9-SC731 và X9-SC733 được thiết kế giảm thiểu độ ồn tối đa thích hợp với các văn phòng nhỏ chưa được trang bị phòng server hoặc tủ rack riêng biệt. X9-SC731 tích hợp đầu đọc thẻ đa năng hỗ trợ XD, SD... Hệ thống này thích hợp để làm máy chủ ứng dụng chạy các phần mềm quản trị khách hàng, phần mềm kế toán, lưu trữ…

Ngoài ra máy chủ dạng phiến (rack) Supermicro X9-SC512, X9-SC811 và X9-SC813 có thiết kế nhỏ gọn, kích thước 1U, nhiều lựa chọn cấp độ về công suất tính toán cần thiết không chỉ theo thời điểm hiện tại mà còn cho phép mở rộng để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cao hơn trong tương lai.

IBM System x86 Mới Và Điện Toán Đám Mây Cho Doanh Nghiệp

IBM tiếp tục nâng cao năng lực phân tích và điện toán đám mây cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với giải pháp máy chủ IBM System x86 mới nhất.

Quản lý hiệu quả hơn và tối ưu hóa

Trong năm 2012, IBM đã công bố các dòng máy chủ mới dựa trên nên tảng x86: IBM System x3650 M4, x3550 M4, x3500 M4, IBM BladeCenter HS23 và IBM iDataPlex dx360 M4, được thiết kế nhằm mở rộng năng lực điện toán đám mây và phân tích kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Được trang bị bộ vi xử lý mới nhất Xeon E5-2600 của Intel cùng những tính năng được nâng cấp mới, dòng máy chủ x86 giới thiệu lần này  đáp ứng được các thách thức mới về hiệu năng, tính linh hoạt và khả năng hỗ trợ các ứng dụng đòi hỏi điện toán cao trong khi vẫn đảm bảo được một mức chi phí và diện tích mặt sàn tối ưu.



Hiện nay, các tổ chức và doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức không ngừng gia tăng từ những yêu cầu nghiệp vụ kinh doanh đến các đòi hỏi về CNTT như thu thập, xử lý, lưu trữ và truy xuất các khối lượng dữ liệu khổng lồ, với mức chi phí dành cho CNTT tăng dưới 1% hàng năm.

Tại Việt Nam, chỉ trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều khách hàng, từ các tổ chức lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay thậm chí là mới thành lập, lên kế hoạch và sử dụng các giải pháp điện toán đám mây, phân tích và điện toán thông minh khác để hỗ trợ phát triển kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt và bứt phá trên thị trường.

Theo IDC, các dự án triển khai điện toán đám mây được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 19% mỗi năm, và nghiên cứu CIO mới đây của IBM thực hiện năm 2011 cũng đã cho thấy số lượng các dự án triển khai điện toán đám mây tăng gần gấp đôi từ 33% lên 60% chỉ trong vòng hai năm qua.

"IBM luôn chú trọng khâu thiết kế các sản phẩm từ máy chủ, phần mềm đến dịch vụ nhằm tạo ra các sản phẩm và giải pháp giúp doanh nghiệp rút ngắn lộ trình ứng dụng các công nghệ điện toán thông minh hơn", ông Nguyễn Quang Tuyến, Giám đốc Kinh doanh Hệ thống máy chủ System x của IBM Việt Nam, phát biểu. "Thực tế đã chứng minh, dù các yêu cầu nghiệp vụ và công nghệ có thay đổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với một mức ngân sách không đổi hay thậm chí là hạn chế. Do đó, IBM đã không ngừng nghiên cứu và trang bị sẵn những khả triển khai dễ dàng các giải pháp phân tích và điện toán đám mây theo tiêu chuẩn quốc tế cho các dòng máy chủ x86, nhằm quản lý hiệu quả hơn khối lượng dữ liệu quan trọng, tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, và đưa ra những thông tin mang tính chiến lược một cách chính xác và kịp thời".

Điện toán đám mây thông minh cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy chủ x86

Máy chủ IBM System x3650 M4. Trong nhiều năm lại đây, x3650 là dòng máy chủ được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tin dùng với khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng ở mức giá hợp lý. Với những lựa chọn như bộ vi xử lý Xeon E5-2600 mới nhất sử dụng công nghệ sandy-bridge mới của Intel và khả năng cấp mạng ảo 10GbE Virtual Fabric, x3650 M4 đơn giản hóa mọi thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải. Ngoài ra, x3650 M4 còn trang bị công nghệ ổ lưu trữ thể rắn (SSD) IBM eXFlash, đưa năng lực lưu trữ ở cấp độ doanh nghiệp lớn của IBM vào trong máy chủ rack 2 socket cho các doanh nghiệp tầm trung. Công nghệ SSD giúp nâng cao hiệu năng tới 30 lần và đạt được tỷ lệ gia tăng hiệu năng/watt tới 90%, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ các ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu cao. Ngoài ra, hệ thống x3650 M4 mới còn hỗ trợ danh mục giải pháp phân tích thông minh IBM Smarter Analytics - một tập hợp các giải pháp phân tích nhỏ gọn, tích hợp, được hỗ trợ bởi các hệ thống System x 2-socket có mật độ lưu trữ cao chạy kho dữ liệu IBM InfoSphere Data Warehouse cùng với phần mềm quản lý hiệu năng và thông tin hỗ trợ ra quyết định (Business Intelligence – BI) Cognos.

Máy chủ IBM System x3550 M4 là máy chủ 2 socket, dạng rack, kích thước 1U, phù hợp với các doanh nghiệp có yêu cầu cao về hiệu năng, mật độ, tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Máy chủ x3550 M4 có cùng hiệu năng về xử lý dữ liệu và kết nối mạng như x3650 M4 nhưng chỉ với kích thước 1U. Các doanh nghiệp có thể yên tâm triển khai các ứng dụng quan trọng với x3550 M4 nhờ những tính năng dễ quản lý có khả năng tối đa hóa thời gian hoạt động và các tính năng sẵn có của một nhà cung cấp CNTT hàng đầu như khả năng tích hợp sẵn nguồn điện dự phòng và bảo vệ ổ cứng (RAID mirroring 1).

Máy chủ IBM System x3500 M4 là máy chủ dạng tháp 2 socket, được thiết kế với khả năng cung cấp hiệu năng ở cấp độ trung tâm dữ liệu trong một máy tính desktop. Được hỗ trợ bộ nhớ 768GB, hỗ trợ 32 ổ cứng 2,5inch và bộ vi xử lý Intel Xeon E5 – 2600 mới nhất, x3500 M4 phù hợp cho các doanh nghiệp mới phát triển hoặc các doanh nghiệp có phòng ban phân tán. Nhờ tính năng linh hoạt, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho nhu cầu của hiện tại và dễ dàng mở rộng công suất trong tương lai khi có nhu cầu.

Máy chủ IBM BladeCenter HS23là máy chủ dạng phiến có khả năng tối đa hóa hiệu suất và rất lý tưởng cho các doanh nghiệp có đòi hỏi cao về ảo hóa và điện toán đám mây nhờ thiết kế được tích hợp sẵn công nghệ mạng ảo 10GbE, 16 khe cắm DIMM, bộ nhớ 1600MHz và bộ vi xử lý Intel Xeon Processor E5-2600 mới nhất. HS23 có khả năng chạy một lượng lớn các tải công việc với những lựa chọn cấu hình linh hoạt và thao tác quản lý đơn giản.

Máy chủ IBM iDataPlex dx360 M4 là máy chủ dạng rack 2 socket với kích thước ½U và được thiết kế cho các hệ thống tính toán hiệu năng cao (HPC) trong các trung tâm dữ liệu đòi hỏi hiệu suất cao nhưng lại bị hạn chế về diện tích mặt sàn và cơ sở hạ tầng cấp nguồn, làm mát. Đặc biệt, công nghệ làm mát bằng nước giúp hệ thống này đạt được hiệu suất năng lượng cao hơn 40% so với các hệ thống làm mát bằng không khí, tản nhiệt được hơn 90% nhiệt lượng trên mỗi nút tính toán.

Ngân Hàng Đi Đầu Triển Khai Giải Pháp Ảo Hóa


Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó. Công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. Có 2 hình thức ảo hóa máy chủ:



Virtualization Management layer:  đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.

Dedicated Virtualization: Hình thức ảo hóa này thường được gọi là “bare-metal”, được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức “hosted”, tốc độ xử lý nhanh hơn. Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.

Virtualization Management layer:  đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.

Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware cho biết, so với phương thức truyền thống - mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy được một ứng dụng - rõ ràng với giải pháp máy chủ ảo, ngân hàng đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.

Ông đánh giá gì về việc triển khai ứng dụng công nghệ của các ngân hàng hiện nay?

Hệ thống ngân hàng là đối tượng tích cực triển khai công nghệ thông tin (CNTT) nhất ở quốc gia hiện nay. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng đều tìm mọi cách đưa thêm nhiều dịch vụ mới tới cho quý  khách hàng, mỗi dịch vụ lại gắn với một hoặc một vài ứng dụng. Do việc ngân hàng không ngừng mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới nên cứ khoảng 5-10 năm, họ lại phải thay đổi hệ thống core banking một lần. Nếu ngân hàng muốn mở rộng hệ thống công nghệ thông tin hiện có thì rất khó khăn nếu không chịu bỏ chi phí để trang bị thêm hệ thống thiết bị lưu trữ, máy chủ…

Với giải pháp máy chủ ảo (ảo hóa là tạo ra thêm một phiên bản ảo, như tạo ổ đĩa ảo, RAM ảo, ổ cứng ảo, máy chủ ảo, thậm chí cả hệ điều hành ảo - PV) thì việc mở rộng hệ thống ngân hàng có thể diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, miễn là ứng dụng được thiết kế theo hướng cho phép mở rộng. Hiện nay, có tới hơn 80% ngân hàng tại Việt Nam là khách hàng của VMware,họ đang sử dụng giải pháp ảo hóa hệ thống máy chủ vì các ngân hàng nhìn thấy khả năng tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu rất lớn khi sử dụng công nghệ này thay thế.

Tức là có nhiều ích lợi khi các ngân hàng áp dụng công nghệ ảo hóa, thưa ông?

Tôi biết, có ngân hàng chỉ trang bị 12 máy chủ vật lý nhưng vận hành được tới 60 máy chủ ảo với 60 hệ điều hành, ứng dụng khác nhau. Khi triển khai thực tế, hệ thống đã triển khai được tới 160 máy chủ ảo và còn cho phép triển khai thêm nhiều máy chủ ảo hơn nữa. So với phương thức truyền thống - mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy được một ứng dụng - rõ ràng với giải pháp ảo hóa, ngân hàng này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Không chỉ giảm chi phí đầu tư,chi phí vận hành hệ thống, giải pháp ảo hóa còn có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rất nhiều thời gian để thiết lập hệ thống công nghệ thông tin cho 1 chi nhánh mới, chỉ cần 1 ngày thay vì 1 tuần như trước đây. Chính vì sự nhanh chóng, tiện ích và đặc biệt tiết kiệm chi phí này nên bên cạnh đối tượng khách hàng là các ngân hàng, VMware đang nỗ lực đưa giải pháp ảo hóa của mình tới các DN, đối tượng được dự đoán sẽ có sự bùng nổ hàng loạt ứng dụng theo xu hướng di động hóa và điện toán đám mây. Với giải pháp của VMware, DN chỉ cần đầu tư 10-12 server cũng có thể chạy tới 140-150 ứng dụng.

Hiệu quả của giải pháp VMware đã có minh chứng thực tiễn là tại Dự án Hệ thống thanh toán cước của nhà mạng ở Malaysia, DN viễn thông chỉ đầu tư khoảng 1.000 máy chủ vật lý, cài thêm phần mềm ảo hóa của VMware rồi từ đó có thể ảo hóa ra 10.000-15.000 máy phục vụ hệ thống thanh toán cước, hỗ trợ nhà mạng kết nối dịch vụ với hàng chục ngân hàng, hoặc kết hợp với rất nhiều nhà cung cấp bán lẻ, chuỗi dịch vụ…

Triển lãm Công nghệ ngân hàng

Về phía doanh nghiệp CNTT, thách thức về đổi mới công nghệ cũng đặt ra, thưa ông. VMware làm thế nào để đảm bảo cho khách hàng của mình có thể tiếp cận công nghệ đủ sức cạnh tranh?

Các tổ chức doanh nghiệp CNTT ngày nay phải đối mặt với nhiều thủ thách lớn: Tài nguyên hiện có và ngân sách công nghệ thông tin liên tục bị hạn hẹp, khi ngành công nghệ thông tin chuyển đổi từ kỷ nguyên máy tính lớn (mainframe) sang mô hình máy khách - máy chủ (client - server) và đến thời điểm hiện tại là kỷ nguyên đám mây di động (mobile cloud). Trong vòng một thập kỷ qua, VMware, cùng với việc ứng dụng công nghệ ảo hóa, đã giúp tăng cường khả năng đáp ứng của công nghệ thông tin đối với những kỳ vọng phát triển dịch vụ mới của công ty và các  doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên đám mây di động ngày nay, ngành công nghệ thông tin lại tiếp tục đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội tiềm tàng trên hàng tỷ thiết bị di động đang được sử dụng trên toàn thế giới, hàng triệu các ứng dụng và dịch vụ hiện có.

Những kỳ vọng của các doanh nghiệp hay công ty đối với công nghệ thông tin liên tục phát triển mạnh và liên tục cao hơn. Nếu không có một thay đổi cốt yếu về phương thức, thì không một doanh nghiệp nào có thể theo kịp xu thế.



Nên Dùng Máy Chủ Hp Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Đơn giản hóa công nghệ cho doanh nghiệp đang tăng trưởng

Dù doanh nghiệp của bạn chỉ mới bắt đầu, đã phát triển ổn định hay đang có kế hoạch mở rộng, bạn sẽ không phải lo lắng nhờ các giải pháp công nghệ HP Just Right IT mà HP cung cấp. Các giải pháp công nghệ này là một tập hợp các giải pháp công nghệ toàn diện, bao gồm máy chủ, thiết bị lưu trữ, phần mềm, các thiết bị mạng, hệ điều hành và các dịch vụ mang lại giá trị cao với giá cả phải chăng mà bạn đang tìm kiếm.



Máy chủ HP Proliant Micro Server Gen8 và HP ProLiant ML10 Server được thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí, hướng đến phân khúc doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế và không có đội ngũ IT điều hành.

HP Proliant MicroServer Gen 8 là giải pháp thay thế cho các thiết bị lưu trữ mạng, phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ máy chủ với chi phí tối thiểu cho doanh nghiệp nhỏ. Gen8 có kích thước bằng một nửa máy chủ thông thường và có thể đặt gọn dưới bàn làm việc hay góc tường. Gen8 hoạt động khá yên tĩnh trong môi trường văn phòng và có thể thay thế các thiết bị lưu trữ mạng truyền thống với sự gọn nhẹ và nhiều chức năng hơn.


HP cung cấp các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp và chỉ cần những giải pháp công nghệ cơ bản với giá cả phải chăng, giúp hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu như: email, tập tin, in ấn, kết nối mạng, sao lưu dữ liệu, v.v .

Với các doanh nghiệp có quy mô vừa, HP cung cấp một loạt các giải pháp Just Right IT giúp nâng doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới và giải quyết những vấn đề mà bạn đang quan tâm nhất trong giai đoạn này bằng các phương án công nghệ cụ thể và phù hợp.

Cùng phân khúcmáy chủ trên, HP ProLiant ML10 Server được giới thiệu là máy chủ hoạt động độc lập không cần phần cứng hay phần mềm nào đi kèm. Đây là máy chủ dạng đứng (Tower Server) với một socket (gắn được một chip), giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần máy chủ có hiệu suất cao, nhiều tùy chọn lưu trữ linh hoạt nhưng ngân sách hạn chế.

Lenovo Thiết Bị Lưu Trữ " Đám Mây " Dành Cho Cá Nhân Và Doanh Nghiệp

Thiết bị lưu trữ đám mây cá nhân đầu tiên của Lenovo có tên Beacon có thể giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và chia sẻ từ xa các nội dung đa phương tiện thông qua máy tính, tivi và thiết bị di động.

Lenovo Beacon cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ và chia sẻ các nội dung đa phương tiện thông qua máy tính và thiết bị di động của họ tại nhà hoặc từ xa. Bằng cách sử dụng một ứng dụng Android được thiết kế riêng cho Beacon (có thể tải về từ mạng), người dùng thậm chí có thể biến những chiếc smartphone Android của họ thành một chiếc điều khiển từ xa cho thiết bị lưu trữ đám mây cá nhân này.



Beacon là một thiết bị lý tưởng cho hộ gia đình hoặc những người muốn truy nhập vào thư viện nội dung đa phương tiện của họ từ bất cứ đâu với smartphone, PC, tablet hoặc ti-vi. Bằng cách sử dụng một ứng dụng Android được thiết kế riêng cho Beacon (có thể tải về từ mạng), người dùng có thể biến những chiếc smartphone Android thành một chiếc điều khiển từ xa để truyền phát nội dung đa phương tiện được lưu trữ tại Beacon lên một màn hình tivi qua kết nối HDMI.

Dễ sử dụng hơn các thiết bị lưu trữ NAS, Beacon cho phép người dùng chỉ cần nhấn 1 nút cũng có thể tải các tệp tin lên qua kết nối không dây hoặc USB. Tính năng "Quyền truy nhập bảo mật" của Beacon khiến thiết bị trở nên lý tưởng khi chia sẻ với nhiều người dùng khác nhau.

Ngoài ra,với camera và tính năng tự động tải lên, người dùng ưa thích chụp ảnh có thể tự động tải lên một bức hình từ máy ảnh smartphone của họ thông qua kết nối Wifi hoặc 3G để lưu trữ một bản sao bức hình trên Beacon.

Beacon là thiết bị lưu trữ đám mây cá nhân đầu tiên của Lenovo

Beacon là một giải pháp mang tính cá nhân hơn so với các dịch vụ lưu trữ máy ảo trực tuyến (in the air). Những tệp tin được lưu trữ bên trong Beacon và thiết bị này được đặt tại một địa điểm vật lý cố định trong gia đình. Thiết bị này có dung lượng lưu trữ lớn và dễ dàng mở rộng lên tới 6TB dữ liệu, đồng thời không có phí duy trì lưu trữ dữ liệu hàng tháng. Beacon được trang bị bộ vi xử lý lõi kép Intel Atom dual-core, hỗ trợ truyền tệp tin qua kết nối 3G, Wifi và kết nối Ethernet. Thiết bị có 2 màu lựa chọn đen và trắng và sẽ bán ra trong tháng 4 tới với giá khởi điểm 199USD.

Beacon được trang bị bộ vi xử lý lõi kép Intel Atom dual-core, hỗ trợ truyền tệp tin qua kết nối 3G, Wifi và kết nối Ethernet. Thiết bị có dung lượng lưu trữ lớn và dễ dàng mở rộng tới 6TB dữ liệu, không tốn phí duy trì lưu trữ dữ liệu hàng tháng. Hiện có 2 màu lựa chọn là đen và trắng.

Thiết bị Beacon vừa được Tập đoàn Lenovo giới thiệu hôm nay, 10/1/2013 tại Hội chợ triển lãm hàng điện tử tiêu dùng quốc tế CES 2014, cùng với 3 sản phẩm mới nhắm tới phục vụ các hộ gia đình gồm:



Máy tính để bàn "tất cả trong một - AIO" Lenovo N308 kích thước 19,5-inch chạy trên nền hệ điều hành Android 4.2 Jelly Bean, được trang bị bộ xử lý đồ họa 4 nhân NVIDIA Tegra, ổ cứng lên tới 500GB, webcam 720p và kết nối Wifi.

Máy tính "tất cả trong một" Lenovo A740

Máy tính AIO mỏng nhất trong phân khúc 27 inch có tên Lenovo A740, có ổ cứng dung lượng lên tới 1TB, công nghệ giao tiếp gần (NFC), các kết nối tốc độ cao Wifi, Bluetooth, hỗ trợ cổng HDMI và tùy chọn TV tuner.

Máy tính bàn Horizon 2 "mình hạc xương mai.

Máy tính bàn Horizon 2 "mình hạc xương mai" có độ dày chỉ 19,5mm, được trang bị nhiều tính năng thông minh như giao tiếp gần NFC (near field communications) cho phép tương tác với các thiết bị khác của người dùng ở cự ly gần, được vận hành trên nền hệ điều hành Windows 8.1, màn hình cảm ứng chạm 10 ngón, ổ lưu trữ dung lượng lớn kiểu truyền thống hoặc lai, trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 thế hệ 4 và âm thanh Dolby Home Theater.

Thiết bị lưu trữ đám mây cá nhân Lenovo Beacon sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào tháng 4/2014 với giá khởi điểm 199 USD. Máy tính Lenovo N308 sẽ chính thức có mặt vào tháng 2/2014 với mức giá khởi điểm 450 USD.

Cùng trong tháng 6/2014, Horizon 2 và Lenovo A740 sẽ có mặt trên thị trường với giá khởi điểm 1.499 USD.