Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Ngân Hàng Đi Đầu Triển Khai Giải Pháp Ảo Hóa


Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó. Công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. Có 2 hình thức ảo hóa máy chủ:



Virtualization Management layer:  đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.

Dedicated Virtualization: Hình thức ảo hóa này thường được gọi là “bare-metal”, được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức “hosted”, tốc độ xử lý nhanh hơn. Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.

Virtualization Management layer:  đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.

Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware cho biết, so với phương thức truyền thống - mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy được một ứng dụng - rõ ràng với giải pháp máy chủ ảo, ngân hàng đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.

Ông đánh giá gì về việc triển khai ứng dụng công nghệ của các ngân hàng hiện nay?

Hệ thống ngân hàng là đối tượng tích cực triển khai công nghệ thông tin (CNTT) nhất ở quốc gia hiện nay. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng đều tìm mọi cách đưa thêm nhiều dịch vụ mới tới cho quý  khách hàng, mỗi dịch vụ lại gắn với một hoặc một vài ứng dụng. Do việc ngân hàng không ngừng mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới nên cứ khoảng 5-10 năm, họ lại phải thay đổi hệ thống core banking một lần. Nếu ngân hàng muốn mở rộng hệ thống công nghệ thông tin hiện có thì rất khó khăn nếu không chịu bỏ chi phí để trang bị thêm hệ thống thiết bị lưu trữ, máy chủ…

Với giải pháp máy chủ ảo (ảo hóa là tạo ra thêm một phiên bản ảo, như tạo ổ đĩa ảo, RAM ảo, ổ cứng ảo, máy chủ ảo, thậm chí cả hệ điều hành ảo - PV) thì việc mở rộng hệ thống ngân hàng có thể diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, miễn là ứng dụng được thiết kế theo hướng cho phép mở rộng. Hiện nay, có tới hơn 80% ngân hàng tại Việt Nam là khách hàng của VMware,họ đang sử dụng giải pháp ảo hóa hệ thống máy chủ vì các ngân hàng nhìn thấy khả năng tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu rất lớn khi sử dụng công nghệ này thay thế.

Tức là có nhiều ích lợi khi các ngân hàng áp dụng công nghệ ảo hóa, thưa ông?

Tôi biết, có ngân hàng chỉ trang bị 12 máy chủ vật lý nhưng vận hành được tới 60 máy chủ ảo với 60 hệ điều hành, ứng dụng khác nhau. Khi triển khai thực tế, hệ thống đã triển khai được tới 160 máy chủ ảo và còn cho phép triển khai thêm nhiều máy chủ ảo hơn nữa. So với phương thức truyền thống - mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy được một ứng dụng - rõ ràng với giải pháp ảo hóa, ngân hàng này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Không chỉ giảm chi phí đầu tư,chi phí vận hành hệ thống, giải pháp ảo hóa còn có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rất nhiều thời gian để thiết lập hệ thống công nghệ thông tin cho 1 chi nhánh mới, chỉ cần 1 ngày thay vì 1 tuần như trước đây. Chính vì sự nhanh chóng, tiện ích và đặc biệt tiết kiệm chi phí này nên bên cạnh đối tượng khách hàng là các ngân hàng, VMware đang nỗ lực đưa giải pháp ảo hóa của mình tới các DN, đối tượng được dự đoán sẽ có sự bùng nổ hàng loạt ứng dụng theo xu hướng di động hóa và điện toán đám mây. Với giải pháp của VMware, DN chỉ cần đầu tư 10-12 server cũng có thể chạy tới 140-150 ứng dụng.

Hiệu quả của giải pháp VMware đã có minh chứng thực tiễn là tại Dự án Hệ thống thanh toán cước của nhà mạng ở Malaysia, DN viễn thông chỉ đầu tư khoảng 1.000 máy chủ vật lý, cài thêm phần mềm ảo hóa của VMware rồi từ đó có thể ảo hóa ra 10.000-15.000 máy phục vụ hệ thống thanh toán cước, hỗ trợ nhà mạng kết nối dịch vụ với hàng chục ngân hàng, hoặc kết hợp với rất nhiều nhà cung cấp bán lẻ, chuỗi dịch vụ…

Triển lãm Công nghệ ngân hàng

Về phía doanh nghiệp CNTT, thách thức về đổi mới công nghệ cũng đặt ra, thưa ông. VMware làm thế nào để đảm bảo cho khách hàng của mình có thể tiếp cận công nghệ đủ sức cạnh tranh?

Các tổ chức doanh nghiệp CNTT ngày nay phải đối mặt với nhiều thủ thách lớn: Tài nguyên hiện có và ngân sách công nghệ thông tin liên tục bị hạn hẹp, khi ngành công nghệ thông tin chuyển đổi từ kỷ nguyên máy tính lớn (mainframe) sang mô hình máy khách - máy chủ (client - server) và đến thời điểm hiện tại là kỷ nguyên đám mây di động (mobile cloud). Trong vòng một thập kỷ qua, VMware, cùng với việc ứng dụng công nghệ ảo hóa, đã giúp tăng cường khả năng đáp ứng của công nghệ thông tin đối với những kỳ vọng phát triển dịch vụ mới của công ty và các  doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên đám mây di động ngày nay, ngành công nghệ thông tin lại tiếp tục đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội tiềm tàng trên hàng tỷ thiết bị di động đang được sử dụng trên toàn thế giới, hàng triệu các ứng dụng và dịch vụ hiện có.

Những kỳ vọng của các doanh nghiệp hay công ty đối với công nghệ thông tin liên tục phát triển mạnh và liên tục cao hơn. Nếu không có một thay đổi cốt yếu về phương thức, thì không một doanh nghiệp nào có thể theo kịp xu thế.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét