Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Hosting Với Những Lưu Ý Mà Khách Hàng Cần Biết Phần 1

Lựa chọn được một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Internet/web (cho thuê máy chủ) phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp là một công việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản. Bài viết này xin điểm qua một số điều cần thiết trong việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ hosting phù hợp với công việc kinh doanh của bạn.



Thế nào là một nhà cung cấp dịch vụ web hosting tốt và ngược lại? 

Công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu chọn phải một nhà cung cấp dịch vụ hosing không phù hợp hay kém chất lượng? Có những loại hình dịch vụ hosting nào? Mỗi công việc kinh doanh, mỗi ngành công nghiệp thì phù hợp với loại hình dịch vụ hosting nào? 

1. Để chọn lựa được nhà cung cấp web hosting phù hợp, cần có hiểu biết về các loại hình dịch vụ hosting hiện có 

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cung cấp dịch vụ hosting, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn đa dạng phong phú hơn các gói dịch vụ hosting, mỗi gói dịch vụ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy, những hiểu biết về các gói dịch vụ hosting hiện hành là điều vô cùng cần thiết. 

Hosting chia sẻ (Shared Hosting). Hosting chia sẻ có nghĩa là nhiều khách hàng cùng chia sẻ việc sử dụng một máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Máy chủ dùng chung hoàn toàn sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý, khách hàng chỉ có thể quản lý tài khoản cá nhân và bảo trì website. Điểm mạnh của gói dịch vụ hosting này là giá có thể nói giá thành của gói dịch vụ này là rẻ nhất trong các gói dịch vụ hosting hiện nay. Nhưng ngược lại cũng vì có nhiều khách hàng cùng chia sẻ tài nguyên của một máy chủ nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các website. 

Ví dụ điển hình, nếu số lượng truy nhập vào một trong những website được lưu trên máy chủ đó tăng vọt sẽ làm chậm tốc độ truy nhập đến các website khác trên cùng máy chủ, đó là chưa kể đến các vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin do dùng chung. Một điểm yếu khác của gói dịch vụ này là các khách hàng không thể cài đặt các ứng dụng cho riêng mình do không thể trực tiếp quản lý máy chủ và vì nhà cung cấp dịch vụ muốn bảo đảm một môi trường ổn định cho tất cả các khách hàng. 
Hosting, thuê địa điểm, đường truyền (Collocated hosting). Khách hàng của gói dịch vụ hosting này hoàn toàn chủ động trang bị một máy chủ đáp ứng đúng theo yêu cầu riêng, chẳng hạn khách hàng có thể mua các máy chủ từ các nhà cung cấp như DELL hay HP. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò tiếp nhận máy chủ từ khách hàng, sắp xếp vị trí đặt máy chủ, cung cấp năng lượng hoạt động và kết nối máy chủ vào hệ thống mạng. 

Ngược lại hoàn toàn với gói dịch vụ hosting chia sẻ, ở đây khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc quản lý bảo trì máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì kết nối mạng và cung cấp năng lượng hoạt động liên tục cho máy chủ. Trong một số trường hợp khách hàng sử dụng gói dịch vụ này có thể nhận được sự hỗ trợ quản lý từ nhà cung cấp dịch vụ. Hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ (Unmanaged dedicated hosting). 

Gói dịch vụ hosting này tương đối giống với gói dịch vụ hosting thuê địa điểm và đường truyền mạng, chỉ khác có một điểm là khách hàng phải thuê máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự trang bị. Do vậy mà giá của gói dịch vụ này thường khá cao. Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ mà khách hàng nhận được từ phía nhà cung cấp dịch vụ là tương đối hạn chế. Hầu hết mức độ hỗ trợ đều ở mức chung chung, do vậy khách hàng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cụ thể hoá mức độ hỗ trợ. Dịch vụ kiểu này có thể rất tốt đối với các ứng dụng như trò chơi trực tuyến song không đủ đảm bảo đối với các ứng dụng kinh doanh đòi hỏi sự đáp ứng nhanh và sự ổn định tuyệt đối. 

Hosting, cho thuê máy chủ có hỗ trợ (Managed dedicated hosting). Dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ cũng giống với dịch vụ hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ, chỉ khác một điều là khách hàng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc quản lý, bảo trì máy chủ cũng như những bảo đảm về chất lượng từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ hỗ trợ quản lý có thể bao gồm quản lý máy chủ thời gian thực, bảo hành phần cứng, thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi bảo mật cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. 
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cụ thể hoá các dịch vụ hỗ trợ quản lí đi kèm gói dịch vụ để tránh nhà cung cấp dịch vụ nguỵ trang gói hosting thuê máy chủ không kèm hỗ trợ thành gói hosting thuê máy chủ có hỗ trợ. 

2. Nhà cung cấp dịch vụ có “sở hữu” địa chỉ IP “đen”? 

Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không hề quan tâm tới khách hàng thật sự của mình là ai. Điều này đồng nghĩa với việc là rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lại cho phép việc lưu trữ các website độc hại, có nội dung không lành mạnh, spammers hoặc các máy chủ chứa vô số các vấn đề về an ninh bảo mật. 
Do vậy, hệ thống mạng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ có chứa rất nhiều địa chỉ IP “đen”, gây không ít ảnh hưởng xấu đến các khách hàng. Có những nhà cung cấp dịch vụ hosting “sở hữu” cả nguyên cả một lớp C các địa chỉ IP “đen” rồi sau đó, chính những đại chỉ IP này lại được cấp cho các khách hàng mới của nhà cung cấp dịch vụ. 
Địa chỉ IP “đen” là các địa chỉ IP bị cấm trên mạng, là các địa chỉ của các website chuyên phát tán thư rác (spam), hoặc địa chỉ IP của các website có nội dung không lành mạnh. Một hậu quả là bất cứ email nào có xuất xứ từ địa chỉ IP “đen” sẽ không được bất kì máy chủ thư điện tử nào tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc nếu khách hàng muốn sử dụng email làm phương tiện marketing thì đáng tiếc các bức thư điện tử đó sẽ không bao giờ có thể đến đúng địa chỉ cần đến. 
Do vậy khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn cũng nên kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ hosting đó có “sở hữu” địa chỉ IP “đen” không bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” như http://www.spamhaus.org/sbl/isp.lasso. Hoặc cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” chuyên phát tán thư rác http://www.spamhaus.org/mailinglists.html.

3. Không nhầm lẫn sự ổn định với quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ. 

Nếu bạn chỉ chú ý tới quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ hosting rồi đánh đồng với chất lượng dịch vụ, mức độ an toàn và bảo mật thì là một sai lầm. Trên thực tế, rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lớn lại đang đứng bên bờ phá sản hoặc hoạt động dưới sự bảo hộ của luật chống phá sản. Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ hosting lại đang trong quá trình chuyển đổi chủ sở hữu, gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng? Giải pháp cho vấn đề là bạn hãy thử tìm câu trả lời cho các vấn đề sau: 

- Nhà cung cấp dịch vụ hosting đã hoạt động trong ngành bao nhiêu lâu? 

- Sở hữu công ty kinh doanh dịch vụ hosting có thay đổi trong thời gian qua? 

- Công việc kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ có sinh lời, tốc độ quay vòng vốn, tái đầu tư? 

Điều Cần Biết Về Dịch Vụ Hosting Việt Nam Giá Rẻ

Web hosting là dịch vụ thuê không gian trên máy chủ Internet để lưu trữ các thông tin của một website (bài viết, hình ảnh,tập tin..).  Lý do bạn phải có Hosting để chứa nội dung trang website, dịch vụ mail, ftp,… 



Vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet đảm bảo đuợc dữ liệu trên máy của bạn luôn truy cập được từ những máy khác trên Internet.

Những đặc tính kỹ thuật dịch vụ Web Hosting:

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản khác nhau.Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (Email) theo tên miền riêng.Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain,Sử dụng nhiều tên miền cho 1 website.Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting,Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng,Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.

Vậy với các dịch vụ Hosting giá rẻ hiện tại thì nó sẽ luôn đem lại cho bạn hoặc chính doanh nghiệp của bạn khởi đầu đơn giản hơn với mức chi phí thấp, hợp lí vẫn đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của website

Một Số Câu Hỏi Về Web Hosting

Cung cấp web host là một nhóm các dịch vũ liên quan đến sự hoạt động cùa một web site. Các dịch vụ cung cấp web host thường gồm có thiết kế web, đăng ký tên miền, email và lưu trữ tập tin. Hầu hết các web host đều đảm bảo cho site của bạn hoạt động tốt, có tính bảo mật nhờ bức tường lửa hay các chức năng quản lý.



Làm sao để biết mình có cần cung cấp web hosting hay không?

 Nếu bạn muốn kinh doanh trực tuyến, bạn cần được cung cấp web host. Bạn có thể tự thực hiện việc này hoặc nhờ nguồn bên ngoài. Nhưng vì web host liên quan đến việc đầu tư lớn trong thiết bị, phần mềm, bảo mật và nhân sự và đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, hầu hết các đơn vị kinh doanh này đều nhờ nguồn bên ngoài.

Có thể cập nhật các trang web trên một máy tính của web hosting như thế nào?

 Web host sẽ cung cấp cho bạn tên sử dụng và mật khẩu để bạn tải sự giao dịch lên trang web nhờ sử dụng một chương trình chuyển tập tin (FTP).

Thế nào là cung cấp máy chủ ảo?

 Cung cấp máy chủ ảo hay một miền ảo cho phép bạn có tên miền riêng (www.yourcompany.com) thay vì một tên liên quan đến tên miền của ISP.

Hosting Truy Nhập Vào Máy Chủ Bằng Cách Thức Nào?

Cả hosting Linux và hosting Window đều hỗ trợ FTP, nhưng chỉ có Linux hỗ trợ Telnet hoặc SSH. Tuy nhiên với đa số người dùng thì đặc điểm này không quá quan trọng.Rất ít người cần đến Telnet hoặc SSH.



Hosting Linux hoặc hosting Windows không liên quan đến việc bạn đang sử dụng hệ điều hành nào trên máy tính của mình, cụ thể khi bạn sử dụng hệ điều hành Windows, Linux hay Mac OS… trên máy tính của mình, bạn đều có thể sử dụng cả hai loại hosting trên.

Cả hai loại hosting trên đều thích hợp cho những người mới thiết kế web lần đầu đến các chuyên gia thiết kế web chuyên nghiệp. Tuy nhiên tùy vào kiến thức và kỹ năng của bạn đã thuần thục với công nghệ nào hơn thì lựa chọn cái đó để có thể dễ dàng vận hành và phát huy trong việc thiết kế web. Cứ lựa chọn những gì căn bản nhất để làm, tránh lựa chọn những thứ mà giới chuyên nghiệp họ hay dùng, các bạn nên biết phải bước đi chậm rãi mới đạt được hiệu quả lâu bền.


Đăng Ký Hosting Chất Lượng Cao Tại Việt Nam

Bạn đang cần tìm cho mình một nhà cung cấp hosting chất lượng cao tại Việt Nam. Để có thể xây dựng một blog, một website để thực hiện các công việc kinh doanh online trước tiên các bạn cần sở hữu cho mình một  tên miền “domain” và hosting “ nơi lưu trữ các dữ blog và website của bạn”.



Hosting Chất Lượng Cao là dịch vụ Web Hosting chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho website Doanh nghiệp và các website kinh doanh và thương mại điện tử. Chúng Tôi luôn tự hào với các dịch vụ cung cấp của mình. Luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của quý khách hàng.

Hosting chất lượng cao tại Việt Nam:

Hiện tại trong nước có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tên miền và Hosting. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký tên miền và Hosting của các công ty trong nước giúp cho bạn có thể dễ dàng trao đổi và yêu cầu hỗ trợ khi tên miền hay hosting bị sự cố.Để đáp ứng nhu cầu đó của các bạn, Chúng Tôi đang xây dựng cho mình để dần trở thành nhà cung cấp hosting chất lượng cao tại Việt Nam.

Chất Lượng Từ Dịch Vụ:

Đối với dịch vụ cung cấp Hosting – Domain giá rẻ chất lượng cao, mặc dù trong nước số lượng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Hosting khá nhiều, tuy nhiên nhiều blog, webmaster thường chọn giải pháp sử dụng dịch vụ Hosting của chúng tôi bởi nhiều lý do. Một trong các lý do cơ bản để đánh giá là chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng về dịch vụ của các công ty tại Việt Nam hơn hẳng các công ty nước ngoài .Với các gói dịch vụ Hosting tại nước ngoài với cùng một chi phí hoặc cao hơn một tí so với các gói dịch vụ.Hosting tại Việt Nam các blogger, webmaster thường rất hài lòng về chất lượng dịch vụ thông qua băng thông, dung lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng chống Dos, chính sách hỗ trợ, chính sách gia hạn hợp đồng. Vào những dịp mua sắm lớn trong năm các công ty cung cấp dịch vụ Hosting thường cung cấp dịch vụ với mức giảm giá cho khách hàng.

Điều KHác Biệt Về Hosting Linux Và Hosting Windows

Trước đây, giữa hosting (dịch vụ lưu trữ) Linux và Windows luôn có một sự khác biệt rất lớn. Danh sách ứng dụng, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu... được hỗ trợ trong mỗi nền tảng rất khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay, trong xu thế hosting hỗn hợp hiện nay, không có nhiều điểm thực sự phân cách Linux và Windows.



Điểm khác biệt đầu tiên là cách thức bạn truy cập vào máy chủ:

Nói chung, cả hai đều hỗ trợ FTP, cách truy cập phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có Linux là hỗ trợ telnet hoặc ssh. Dù vậy, điểm này không quan trọng với đa số người dùng. Rất ít người cần telnet hoặc ssh để thực hiện một số lệnh hay sửa đổi trực tiếp trên máy chủ. Hơn nữa, đa số đều có thể thực hiện sự thay đổi ở máy tính cá nhân, sau đó dùng ftp, telnet hoặc ssh để chuyển lên máy chủ.

Khác biệt thứ hai là Linux và Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau:

Trong khi Linux thường có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI thì Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Dù vậy, bạn cũng không gặp mấy khó khăn khi tìm hosting Linux hỗ trợ Mono (giúp chạy ứng dụng .NET trên Linux), hay là tìm hosting Windows hỗ trợ PHP, Perl. Tương tự với hệ cơ sở dữ liệu, cả hai đều hỗ trợ MySQL. Nhưng nếu dùng Access hay MS SQL, bạn sẽ phải cần hosting Windows.

Ngay cả khi bạn dùng chung một ngôn ngữ lập trình, cú pháp cho Linux và Windows cũng khác nhau. Thí dụ, trong Linux bạn dùng "/" để phân cách thư mục, còn với Windows là dấu ngược lại: "\". Hãy chú ý đến các chi tiết này khi thiết kế ứng dụng. Tốt nhất, hãy luôn dùng dấu "/" vốn được cả Linux lẫn Windows hỗ trợ trong đa số trường hợp.

Về mặt bảo mật, nhiều người có xu hướng chỉ trích Windows có quá nhiều lỗ hổng. Thực tế thì số lỗi bảo mật của Linux và Windows cũng tương đương nhau, nhưng Linux vá nhanh hơn nhờ tính miễn phí và nguồn mở của mình. Các hosting Windows thì thường chỉ vá lỗi mỗi khi có bản Service Pack mới (thường thì mỗi năm mới ra một bản). Ngoài ra, việc bảo mật còn phụ thuộc vào quản trị mạng. Với một người quản trị tốt thì Website của bạn sẽ luôn an toàn cho dù bạn dùng HĐH nào đi nữa.

Vì vậy, bạn hãy chọn lựa theo sở thích của mình. Tốt hơn hết, hãy chọn một dịch vụ hosting dựa theo các chức năng họ cung cấp hơn là dựa vào HĐH họ sử dụng. Tuy nhiên, nếu Website của bạn yêu cầu một ngôn ngữ nhất định nào đó, hãy thận trọng kiểm tra trước khi đăng kí dịch vụ. Thường thì các hợp đồng hosting kéo dài ít nhất 1 năm.


Hosting Và Một Số Lưu Ý Cần Biết Khi Chọn

Để lựa chọn một nơi lưu trữ website tốt thì có rất nhiều lựa chọn khi có hàng ngàn dịch vụ trên Internet, nhưng điều gì giúp bạn quyết định chọn dịch vụ hosting cho mình?Việc lựa chọn cho mình 1 dịch vụ phù hợp sẽ quyết định sự phát triển và độ ổn định cho website của bạn. Chọn đúng 1 dịch vụ tốt sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc.



Một số lưu ý khi chọn dịch vụ hosting:

Xác lập đối tượng khách hàng chính mà website hướng đến, loại thông tin chủ yếu muốn cung cấp từ đó xác định Hosting Provider, datacenter đặt ở đâu. Nếu khách hàng chủ yếu là người Việt Nam và thông tin chủ yếu là hình ảnh, video … thì tốt nhất bạn nên sử dụng hosting có data center đặt ở Việt Nam sẽ tốt hơn.Tìm hiểu phương thức thanh toán: các HP ở nước ngoài thanh toán thông qua các thẻ tín dụng Paypal, Creadit … ngôn ngữ support là tiếng Anh, còn các HP ở Việt Nam cho phép thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, trực tiếp.Tìm hiểu chất lượng phục vụ: một khi đã quyết định chọn địa điểm đặt Data Center và dịch vụ ở VN hay nước ngoài. Bạn nên liệt kê danh sách vài dịch vụ lớn và tìm hiểu chất lượng phục vụ thông qua các khách hàng của họ.Tìm hiểu yêu cấu của mã nguồn: tùy vào mã nguồn bạn sử dụng là PHP hay ASP, ASP.NET … bạn lựa chọn máy chủ thích hợp là Window hay Linux.Xác lập ngân sách cho phép: đơn giản là trả lời câu hỏi bạn có bao nhiêu tiền và với số tiền đó bạn duy trì hoạt động như thế nào, trong bao lâu.
Lựa chọn gói hosting và dịch vụ:

Nhiều người nghĩ đơn giản lựa chọn gói hosting nào phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng thực tế không phải vậy. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ rất nhiều thông số trước khi quyết định mua gói hosting nào. Những thông số nên quan tâm:Disk space – Bandwidth: bạn không nên lựa chọn gói hosting có disk space vừa đủ với dung lượng muốn upload lên. Hosting của bạn cần khoảng trống để chạy nhiều ứng dụng khác như mail, database, các tệp tin tạm … Banwith dự kiến bạn có thể tính theo công thức sau: dung lượng trung bình 1 người tải về x số người truy cập website hàng ngày x 30.
Tìm hiểu về số lượng addon domain, số lượng database của gói host đó. Nếu addon domain và database cho phép nhiều thì bạn có thể host nhiều website trong 1 account.Tìm hiểu gói hosting có các thông số phù hợp với mã nguồn mình muốn sử dụng hay không.

Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Hosting:

Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp dịch vụ Hosting với chất lượng ổn định và chi phí nhỏ nhất sẽ là cơ hội giúp bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện các công việc kinh doanh trên internet. Hy vọng rằng việc điểm qua một số nhà cung cấp dịch vụ Hosting tai việt nam sẽ giúp các bạn sẽ có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Điều Cần Biết Về Hosting Giá Rẻ

Có các dịch vụ hosting trọn gói không phải là web hosting rẻ nhất nhưng họ đưa ra tốc độ kết nối nhanh, đáng tin cậy cung cấp đủ băng thông và không gian đĩa cứng bạn cần để vận hành công việc kinh doanh trên Internet được trơn tru.



Hosting Gía rẻ được Đánh giá như thế nào?

Điều đầu tiên để tìm kiếm là cam kết bằng văn bản 100% hoặc ít nhất 99,99% thời gian hoạt động của máy chủ lưu trữ web. Nếu khách hàng không thể truy cập website của bạn khi họ vào mạng thì tất cả thời gian, công sức và tiền bạc bỏ ra đã bị lãng phí.

Điều quan trọng nữa là bạn cần phải biết tốc độ kết nối của họ. Nếu bạn đang làm việc với một reseller (kinh doanh lại hosting) không truy cập được trực tiếp máy chủ chính với tốc độ kết nối cao thì bạn có thể bạn sẽ kết thúc công việc vì kết nối rất chậm vào website. Điều này sẽ làm tăng thêm thời gian để website của bạn được tải xuống khi khách hàng của bạn vào mạng.Những người lướt web chắc chắn sẽ thiếu kiên nhẫn. Nếu web của bạn mất quá lâu để load đầy đủ, nhiều người sẽ bỏ đi và không bao giờ trở lại. Bạn vừa lãng phí thêm công sức, thời gian và tiền bạc để duy trì web hoạt động và làm marketing.

Có thể tin hoặc không tin, các công ty chào mời các dịch vụ hosting giá rẻ nhất sẽ đưa ra chất lượng thấp đi kèm với giá thấp và sẽ đòi bạn trả thêm nhiều tiền khi lưu lượng truy cập web của bạn tăng. Họ dành cho bạn một chút không gian đĩa cứng và băng thông để bắt đầu và khi lưu lượng truy cập trở nên lớn hơn bạn sẽ bị tính phí càng ngày càng nhiều.
Khi bạn chọn dịch vụ với tốc độ kết nối chậm và thời gian ngừng hoạt động xảy ra thường xuyên bạn có thể dễ dàng ném tiền qua cửa sổ mà chẳng đạt được điều gì.

Hãy thử nghĩ mà xem các dịch vụ web hosting trọn gói tốt đưa ra các bộ phận hỗ trợ nhanh chóng và thậm chí hướng dẫn và trả lời bất cứ câu hỏi về tiếp thị Internet. Bạn có tất cả ... mà chỉ với một mức giá thấp ?Web hosting rẻ nhất rồi cũng trở thành một khái niệm tương đối. Bạn thực sự có được những gì bạn cần với một mức giá thấp nhất của một dịch vụ web hosting rẻ nhất?

Dịch vụ trọn gói hosting giá rẻ nhất có thể lừa bạn vào một tình thế mà khó thoát ra sau khi bạn bạn đặt biết bao thời gian và tiền bạc vào những thứ mà chẳng thể nào có được.Hãy cẩn thận khi mua hàng và xem xét toàn bộ dịch vụ trọn gói dưới góc độ nhu cầu cho kinh doanh và kỹ thuật cá nhân của bạn trước khi ký hợp đồng với một dịch vụ web hosting giá rẻ nhất nhé.

Điều Cần Biết Về Máy Chủ Trong Ứng Dụng Tập Tin Trên Máy Chủ APACHE

Bạn biết rằng tập tin này có thể điều khiển được khá nhiều thứ, thậm chí thay đổi được cả thiết lập mặc định của máy chủ Apache http://apache.org/. Thế nhưng bạn đã tận dụng được bao nhiêu lệnh trong tập tin này để làm cho website của mình mạnh mẽ, an toàn hơn?



Trong bài viết tổng hợp này, tác giả sẽ cùng bạn nghiên cứu, ứng dụng một số lệnh thông dụng nhất để thực hiện các tác vụ bảo vệ, điều khiển website theo ý bạn muốn.

Tạo trang báo lỗi mang màu sắc cá nhân:

Trong quá trình làm việc với client, nếu có lỗi xảy ra (ví dụ như không tìm thấy tập tin) thì Apache sẽ báo lỗi bằng một trang có sẵn hiển thị mã số của lỗi đó, rất không đẹp và khó hiểu.
Với .haccess thì bạn có thể tự tạo các trang báo lỗi hay hơn. Để làm được điều này thì trong tập tin .htaccess bạn thêm dòng sau:

ErrorDocument mã số lỗi /trangloi.html

Trong đó mã số lỗi là mã số của lỗi phát sinh, sau đây là những lỗi hay gặp:

- 401 – Authorization Required (cần password để truy nhập)
- 400 – Bad request (Lỗi do yêu cầu)
- 403 – Forbidden (không được vào)
- 500 – Internal Server Error (lỗi server)
- 404 – Wrong page (lỗi trang, không tìm thấy…)

còn trangloi.html là trang web mà bạn muốn hiển thị khi lỗi phát sinh, có thể đưa vào tập tin này nội dung hay đồ hoạ gì tùy bạn, chẳng hạn liên kết trở về trang chính của trang web. Ví dụ: ErrorDocument 404/trangloi.html hoặc: ErrorDocument500/loi/500.html
Bây giờ bạn hãy tải (upload) 2 tập tin .htaccess và trangloi.html lên hosting của mình.

Chống ăn cắp băng thông (bandwidth):

Thông thường những dịch vụ lưu trữ web chỉ cung cấp cho bạn một lượng dữ liệu luân chuyển (data transfer) nhất định hàng tháng và khi bạn sử dụng hết lượng dữ liệu này, website của bạn sẽ tự động bị đóng cửa. Bạn sẽ phải trả thêm tiền cho lượng băng thông vượt quá hoặc phải buộc lòng chờ đến tháng sau.
Nếu hình ảnh, dữ liệu, … của bạn bị các website khác “ăn trộm” (bằng các thủ thuật đơn giản) làm cho lượng dữ liệu luân chuyển của bạn tăng lên, thì có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền cho cái mà bạn không sử dụng. Sử dụng tập tin .htaccess là một giải pháp hoàn hảo, để ngăn chặn việc sử dụng hình ảnh trái phép trên website của bạn. Bạn chỉ việc đưa vào tập tin .htaccess nội dung sau :

RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www\.)?trangweb\.com/.*$ [NC]
RewriteRule \.(gif|jpg)$ – [F]

Ở đoạn mã trên tôi sử dụng module Rewrite của máy chủ Apache, bạn chỉ việc thay đổi trangweb.com thành địa chỉ website của mình.
Có thể sử dụng một hình ảnh nào đó cảnh cáo những kẻ “ăn trộm” băng thông, bạn dùng dòng lệnh sau:

RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www\.)?trangweb\.com/.*$ [NC]
RewriteRule \.(gif|jpg)$ http://www.trangweb.com/diehotlinker.jpg [R,L]

Không cho hiện danh sách tập tin trong thư mục:

Trong trường hợp một thư mục nào đó không có tập tin index hoặc default, Apache sẽ hiển thị một danh sách liệt kê những tập tin có trong thư mục đó. Tuy nhiên nếu đây là những tài liệu nhạy cảm, bạn không muốn người khác thấy, hãy thêm lệnh sau vào tập tin .htaccess

Options –Indexes

Thay thế trang index

Thông thường khi truy nhập vào một trang web, Apache sẽ tìm tập tin index.htm hoặc default.htm trả kết quả về cho trình duyệt, bạn có thể dùng .htaccess thay đổi mặc định này.

DirectoryIndex index.php index .php3 messagebrd.pl index.html index.htm

Với dòng lệnh này thì tất cả các tập tin được liệt kê sẽ được tìm theo thứ tự khi có yêu cầu tới thư mục hiện hành, trang nào được tìm thấy đầu tiên sẽ thành trang index của thư mục.

Cấm/hạn chế IP truy nhập:

Một số người muốn làm ngập (flood) trang web của bạn, việc cần làm là ngăn cấm những IP của những người này truy nhập vào trang web, bạn thêm đoạn mã sau vào .htaccess: deny from 203.262.110.20; cho phép IP truy nhập: allow from 203.262.110.20.
Nếu bạn chỉ viết IP dưới dạng: 203.262.110 thì sẽ cấm tất cả IP trong dải từ 203.262.110.1 đến 203.262.110.254.
Sử dụng dòng lệnh sau: Deny from all sẽ cấm tất cả mọi truy nhập đến các trang web trong thư mục, tuy nhiên các tập tin trong đó vẫn có thể được sử dụng từ bên ngoài thông qua các lệnh dạng require hay include (trong lập trình PHP), có thể xem thêm mã nguồn của PHPBB forum,IBF… để hiểu rõ hơn.

Tự động chuyển đến địa chỉ mới (Redirection)
Bạn chuyển trang web của mình đến địa chỉ mới nhưng không phải ai cũng biết điều này, redirect truy nhập từ xa một cách đơn giản bằng lệnh sau:

Redirect/olddirectory http://www.trangwebmoi.com/thumucmoi ;

Tuỳ biến đuôi tập tin
Thông thường, tuỳ thuộc vào ngôn ngữ lập trình web mà bạn sử dụng tập tin sẽ có phần mở rộng khác nhau như: html, htm, asp, aspx, php, cgi, …Tuy nhiên nếu sử dụng .htaccess bạn có thể tác động vào máy chủ Apache, Apache sẽ gọi đến tập tin của bạn và trả về cho trình duyệt web của người dùng với phần mở rộng do bạn quy định trong .htaccess. Bạn sử dụng đoạn lệnh sau trong tập tin .htaccess:

RewriteEngine on
RewriteRule (.*)\.dll$ $1.html

Html là phần mở rộng thực sự của những tập tin trên website, dll là phần mở rộng do bạn lựa chọn. Lưu ý trong liên kết trên trang web, bạn phải gọi đúng đường dẫn đến tập tin với phần mở rộng mới (ở trên là dll), ví dụ http://www.trangweb.com/in dex.dll

Lưu ý khi sử dụng tập tin .htaccess:

- Chỉ áp dụng trên máy chủ Apache đã bật chế độ .htaccess, nếu chưa bạn hãy thử liên hệ với nhà cung cấp dich vụ hosting.
- Để tạo ra tập tin này bạn có thể sử dụng ngay chương trình Notepad của Windows: chọn chế độ save as với tên .htaccess, nhưng khi lưu nhớ bỏ đuôi txt.
-.htaccess chỉ có tác dụng đối với những tập tin ngang hàng (trong cùng thư mục với nó) hoặc thư mục con. Với thư mục, nó chỉ có tác dụng trong thư mục chứa nó và thư mục con, còn vô tác dụng với thư mục mẹ (parent directory).
- Bạn có thể dùng một số chương trình FTP (Leaf FTP, WS FTP, Cute FTP) để tải tập tin .htaccess lên hosting của mình với chế độ ASCII, nếu nó không hoạt động bạn thử CHMOD với giá trị 644.

Mỗi Liên Hệ Giữa Domain Và Hosting

Domain (tên miền) là để cung cấp một hình thức đại diện, dùng các tên dễ nhớ thay cho một địa chỉ một dải những con số khó nhớ gọi là IP trên internet.


Nếu không có một tên miền, bạn sẽ phải nói với khách hàng của bạn rằng trang web của bạn được đặt tại một địa chỉ tạm thời như.123.456.789.123/~nhanhoa thay vì sử dụng một tên miền như làm cho trang web của bạn xuất hiện không chuyên nghiệp và không thực tế.Các doanh nghiệp khi muốn khách hàng dễ tìm đến website của doanh nghiệp thì đăng ký một tên miền là việc đầu tiên cần làm, tên miền riêng khẳng định vị trí và bảo vệ, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trên Interrnet.

Khái niệm Web Hosting:

Web Hosting là dịch vụ thuê không gian trên máy chủ Internet để lưu trữ các thông tin của một website (bài viết, hình ảnh,..). Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website của mình.


Mối liên hệ giữa Domain và Hosting:

Nếu không có các dịch vụ lưu trữ, bạn sẽ không có chỗ cho các tập tin của bạn để cư trú, vì vậy tên miền của bạn sau đó sẽ trở nên giống như một số điện thoại bị ngắt kết nối trong các thư mục điện thoại, và các tập tin trang web của bạn sẽ không có chỗ nào để ở lại.Khi tải nội dung Website lên Web Hosting sẽ có một địa chỉ IP để máy tính khác truy cập vào. Do địa chỉ IP khó nhớ nên người ta chuyển nó thành Domain thông qua DNS . Đó là mối liên hệ giữa 3 yếu tố trên thông qua Internet.

Mối liên hệ Domain name và Web Hosting:

Để bắt đầu chiến dịch cài đặt domain & hosting cho website của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn cài đặt,quảng cáo với chi phí thấp nhất, hiệu quả mang lại lớn nhất!

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

5 Lý Do Không Nên Dùng Tên Miền (Domain) Miễn Phí

Trước khi đọc bài này, chúng ta cùng thống nhất một vài điểm sau:

- Tên miền miến phí được đề cập trong bài viết này là các tên miền có đuôi sạng co.cc, .tk, …

- Tên miền trả phí được nói đến như là các tên miền dạng .com, .net,.org hay .vn, .com.vn

Với mỗi cá nhân/tổ chức, tên miền chính là bộ mặt trên internet của cá nhân hay tổ chức đó. Đây không phải bàn cãi nữa, nó chính là nguyên nhân đầu tiên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí



- Điều quan trọng tiếp theo, khi bạn có một tên miền trả phí là website của bạn sẽ được nằm trong danh mục tìm kiếm của Google. Mới đây, Google đã loại bỏ toàn bộ tất cả các kết quả tìm kiếm liên quan đến co.cc, một cú sốc cho các webmaster tiếc khoản tiền nhỏ mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Do vậy khi có ai đó search trên google với từ khóa của bạn đặt thì trang của bạn sẽ không hy vọng được vào top ten 10 kết quả của google đưa ra. Mà có thể nó nằm ở trang thứ vài chục hoặc vài trăm hoặc thậm chí còn không có.

- Khách đến thăm trang web của bạn với một tên miền thương mại sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn là một tên miền miễn phí. Ví dụ www.tocdoviet.vn thì hay hơn và hoành tráng hơn nhiều so với www.tocdoviet.co.cc hay là www.tocdoviet.tk,…

- Nếu bạn muốn kiếm tiền từ trang web của mình, thì một tên miền thương mại luôn cho đối tác sẽ đặt quảng cáo trên trang web của bạn một sự tin tưởng nhất định.

- Không có sự hỗ trợ. Rõ ràng một điều, tiền nào của nấy. Một khi bạn sử dụng dịch vụ miễn phí, đừng trông chờ gì vào việc bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ tốt cho dịch vụ của mình. Khi có sự cố, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý nó. Nhất là nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm về CNTT.

- Dịch vụ miễn phí có thể “chết” bất cứ lúc nào và bạn không thể làm gì được. Hãy tưởng tượng bạn có một website cứ cho là không nhỏ, với hàng nghìn bài viết, hàng chục nghìn truy cập hàng ngày. Bỗng một hôm nhà cung cấp tuyên bố phá sản, ngừng cung cấp dịch vụ, bạn hình dung ra được khi đó bạn thế nào chứ?

Những Điều Cần Biết Khi Chuyển Đổi Tên Miền

Khi bạn đăng ký một tên miền, bạn sẽ trở thành chủ tên miền (registrant) và quản lý tên miền thông qua một đại lý đăng ký tên miền (registrar). Tên miền có thể được chuyển giữa các nhà đăng ký tên miền nếu chủ tên miền có nhu cầu, do giá đăng ký tên miền và chất lượng dịch vụ quản lý tên miền có thể khác nhau giữa các nhà đăng ký, và tên miền thường được đăng ký với công ty cung cấp dịch vụ hosting để dễ dàng quản lý (mặc dù việc này không bắt buộc).



Theo quy định của tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN), việc chuyển tên miền phải thực hiện qua đại lý đăng ký và có xác nhận của chủ tên miền.

Để tiến hành chuyển tên miền giữa hai đại lý tên miền, trước hết bạn cần liên hệ với đại lý hiện tại (nơi tên miền đang được đăng ký) để mở khóa tên miền và ghi nhận mã số chuyển tên miền (EPP hay còn gọi là authorization code). Bạn có thể sử dụng trực tiếp hệ thống quản lý tên miền cung cấp bởi đại lý tên miền để thực hiện bước này và không cần liên hệ với đội ngũ kỹ thuật. Bạn cũng nên xác nhận địa chỉ thư điện tử liên hệ của tên miền (nên sử dụng địa chỉ thư điện tử của bạn, do bạn cần xác nhận qua thư điện tử trong các bước tiếp theo).

Tiếp theo bạn cần liên hệ với đại lý tên miền mới (nơi tên miền bạn sẽ được chuyển đến) và gửi đơn đặt hàng chuyển tên miền. Bạn cần cung cấp mã số chuyển tên miền trong bước này. Đại lý tên miền mới sẽ thu một khoản phí nhất định cho việc chuyển tên miền và thường sẽ gia hạn tên miền của bạn thêm một năm.

Sau khi đại lý tên miền xác nhận đơn đặt hàng của bạn và gửi lệnh chuyển tên miền, một thông báo xác nhận sẽ được gửi tới địa chỉ thư điện tử của người quản lý tên miền (bạn nên cập nhật sử dụng địa chỉ thư điện tử của mình ở bước đầu tiên phía trên). Bạn cần bấm vào đường dẫn gửi kèm trong thông báo xác nhận để kích hoạt quá trình chuyển tên miền.

Nếu bạn không thực hiện quá trình kích hoạt trong thời gian định trước (thông thường là 7 ngày), quá trình chuyển tên miền sẽ bị hủy. Nếu bạn xác nhận kích hoạt chuyển tên miền, quy trình còn lại sẽ được thực hiện bởi các đại lý tên miền có liên quan.

Với TĐV, quy trình chuyển tên miền sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày và bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật khi việc chuyển tên miền hoàn tất. Bạn có thể gửi yêu cầu chuyển tên miền tới VinaHost bằng cách chọn Chuyển tên miền khi đăng ký gói dịch vụ mới. Bạn cũng có thể đăng nhập trực tiếp vào hệ thống quản lý tên miền của TĐV để chuyển tên miền tới đại lý khác nếu có nhu cầu.

Một tên miền cần thỏa mãn các điều kiện sau để có thể được chuyển giao giữa các đại lý:

- Thời gian tên miền đã đăng ký phải dài hơn 60 ngày. Nếu tên miền mới được đăng ký trong vòng 60 ngày, tên miền không thể được chuyển giao.

- Tên miền phải ở trong trạng thái ACTIVE hoặc OK. Nếu tên miền đang ở trong trạng thái REGISTRAR-LOCK (bị khóa bởi đại lý), REGISTRAR-HOLD (đang được xem xét bởi đại lý), REGISTRY-LOCK (bị khóa bởi ICANN), REGISTRY-HOLD (đang được xem xét bởi ICANN), REDEMPTION PERIOD (tên miền đang chờ gia hạn) hoặc PENDING DELETE (tên miền hết hạn sắp được xóa bỏ), tên miền sẽ không thể được chuyển. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ đại lý tên miền đang sử dụng để giải quyết.

Tìm Hiểu Cách Chuyển Tên Miền Mà Không Mất Ranking

Thay đổi tên miền (domain) của website bạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO và lưu lượng traffic gốc của bạn. 

Việc thay đổi tên miền à điều không nên làm trong SEO, chúng ta chỉ thay đổi trong những trường hợp bất khả kháng. Bởi vì mỗi một domain đã chứa các thông số được tích lũy theo thời gian ảnh hưởng đến SEO ( dịch vụ seo / chiến dịch seo) như độ trust, authority, tuổi của domain, các tín hiệu về GEO ( vị trí địa lý), và trên hết đấy chính là tất cả số link bạn đang có. Trong bài này tôi sẽ giải thích các vấn đề rủi ro khi chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới. Đồng thời tôi cũng miêu tả thật chi tiết từng bước một để giảm thiểu tối đa việc mất đi ranking từ tên miền cũ sang tên miền mới.

Chú ý: Những thay đổi dưới đây yêu cầu bạn phải hiểu nhiều công nghệ web khác nhau, có ảnh hưởng đến tình trạng SEO ( thiết kế website, tối ưu hóa website, cấu trúc website…). Tôi khuyên bạn không nên thực hiện các bước dưới đây nếu bạn không biết về những điều bạn đang làm.



1. Đăng ký mọt tên miền mới hoặc mua một tên miền cũ.

Việc đầu tiên là bạn phải có một tên miền mới. Bạn chú ý phần mở rộng của tên miền TLD ( .com,.vn,.fr,.us…) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ranking.

Nếu bạn mua lại một tên miền cũ, bạn phải kiểm tra cẩn thận vì nó có chứa đựng sự rủi ro có thể dẫn đến việc bị SEs banned. Trước khi tiến hành chuyển domain hãy kiểm tra lịch sử của tên miền đóm kiểm tra những thông tin của whois, kiểm tra domain đã được index pages nào chưa? Sử dụng Archive.org để kiểm tra thông số domain. Cách tốt nhất là bạn add domain này vào Google Webmaster Tools và Bing Webmaster Tools, sau đấy bạn theo dõi bảng thống kê chung, kiểm tra xem có bất kỳ một cảnh bảo rủi ro nào từ domain này không? Nếu như bạn phát hiện domain mới này đã bị banned thì bạn làm bản thông báo gửi cho SEs là điều cần làm trước khi tiến hành transfer website.

2. Đăng tải trang “ Coming Soon”.

Bằng cách tạo một trang sự kiên đơn giản mã HTML cho tên miền mới khoảng vài tuần trước khi chuyển đổi domain, điều này cho phép công cụ tìm kiếm craw và index website mới. Hơn thế nữa hầu hết công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng phát hiện việc Parked domain, bạn hãy tạo nội dung trên web mới, và đề cập đến đây sẽ là vị trí của website mới sẽ giúp công cụ tìm kiếm phát hiện rằng tên miền mới là một tên miền thật, riêng biệt chứa không phải là một parked domain của tên miền cũ

3. Chuyển một phần nhỏ của website ( Tùy chọn)

Nếu có khả năng, bạn đừng chuyển trực tiếp toàn bộ các trang của website cũ sang website mới, bạn cố gắng chuyển một phần nhỏ , theo từng segments một. Ví dụ bạn có thể chuyển lần đầu là một subdomain và kiểm tra xem quá trình chuyển đổi có thành công không? Một vài tuần sau bạn kiểm tra lại, khi đã có kết quả và bạ cảm thấy không còn vướng mắc gì nữa hãy tiến hành chuyển toàn bộ website cũ sang website mới. Làm tương tự nếu bạn muốn gộp chung nhiều website khác nhau vào chung một domain mới, như thế bạn sẽ gộp được những traffic nhỏ thành 1 lượng traffic lớn cho website mới.
Đây là bước tùy chọn, bạn có thể làm hoặc bỏ qua nhưng theo tôi “ cẩm tắc vô ấy náy” bạn nên làm thì hơn.

4. Upload các trang web lên domain mới.

Bước tiếp theo là upload những trang web, hình ảnh, files của website cũ lên website mới, nếu bạn quyết định thay đổi lại cấu trúc, folders hoặc đường dẫn trên website mới, bạn hãy ghi chép lại sự thây đổi này cẩn thận cho bước tiếp theo map URL cũ sang mới.

5. Redirect từ trang cũ sang trang mới

Sau khi bạn upload nội dung lên web mới bạn phải redirect từ website cũ sang website mới ( redirect như thế nào mời các bạn đọc bài: Luyện tập căn bản cho các bạn mới nghiên cứu SEO). Việc redirect cần được thực hiện trên cùng một level, nghĩa là mỗi trang của website cũ cần được redirect sang URL mới trên website mới. Map mỗi page sang chính xác URL mới và không được chỉ redirect tất cả sang homepages của website mới.

Để redirect bạn sẻ dụng phương thức redirect 301, bởi vì bằng cách này bạn sẽ chuyển được sang website mới hầu hết những “ gia tài” mà website cũ có như: Các thông số Metrics ( Authority, Trust…), characteristics và statistics ( PageRank, Link, anchor text data…).

Chú ý: Các bạn cũng đã từng nghe đến phương pháp 302, vậy redirects 301 và 302 khác nhau như thế nào?

- Nếu bạn muốn chuyển các thông số này mãi mãi ( CAN NOT UNDO) thì bạn hãy dùng phương pháp redirect 301.

- Nếu bạn chỉ tạm thời redirect trong một khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đấy thì bạn hãy dùng redirect 302. Khi bạn dùng 302 tất cả các tham số kể trên sẽ không được chuyển qua website mới.

6. Sử dụng chức năng Change of Address trong Goole Webmaster.

Một việc làm nữa bạn cần làm là sử dụng chức năng Change of Address trong Google Webmaster. Sau khi đăng ký cả hai domain mới và cũ trong Google webmaster tools bạn cần chỉ ra rằng bạn sẽ chuyển toàn bộ thông tin từ domain cũ sang domain mới. Change of Address hoạt động ở cấp độ trang web, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi này là cho toàn bộ trang chứ không phải cho một trang đặc biệt nào

7. Cập nhât những backlinks quan trọng

Mặc dù 301 giúp bạn chuyển toàn bộ các thông tin như PageRank, anchor text… nhưng tôi khuyên bạn hãy bỏ ra chút thời gian và sự kiên nhẫn của mình để cập nhật những back link quan trọng ( Những link có được từ những website có PR cao) từ website cũ cho website mới. Bạn không cần liên hệ với tất cả các webmaster để update link, bạn chỉ cần tập trung vào những link quan trọng nhất. Bạn có thể xem tất cả link đến cho website cũ bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra back link hoặc Google Webmaster Tool.

8. Kiên nhẫn và chờ đợi

Chuyển đổi tên miền cũ sang tên miền mới là một sự cập nhật rất nhiều các yếu tố. Hãy kiên nhẫn, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả mọi thứ trước khi chuyển đổi toàn bộ website. Đồng thời bạn đừng quên check thời gian hết hạn của domain cũ để gia hạn như thế bạn sẽ không làm mất đi lưu lượng traffic cũng như PR của mình từ những black link cũ.

Bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc cho redirect 301 của mình, renew lại việc đổi địa chỉ trong Google webmaster tool sau 180 ngày.
Tôi tin chắc rằng nếu bạn làm đúng những gì tôi đã hướng dẫn ở trên bạn sẽ tối thiểu hóa được việc thất thoát “ gia sản” khi chuyển đổi tên miền và chiến dịch seo của bạn không bị ảnh hưởng nhiều.

Việc chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới là điều không nên làm, nên bạn chỉ thực hiện phương án này nếu như bạn không có sự lựa chọn nào khác.

Vì Sao Không Nên Chọn Domain (Tên Miền) Miễn Phí

Rất nhiều bạn xây dựng website tìm kiếm các domain free. Các bạn có thể tìm thấy các domain có đuôi dạng co.cc, .tk,…

Tuy nhiên, có những lý do chúng ta không nên lựa chọn những domain miễn phí này.



Với mỗi cá nhân/tổ chức, tên miền chính là bộ mặt trên internet của cá nhân hay tổ chức đó. Điều này không phải bàn cãi nữa. Và nó chính là nguyên nhân đầu tiên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí.

Điều quan trọng tiếp theo, khi bạn có một tên miền trả phí là website của bạn sẽ được nằm trong danh mục tìm kiếm của Google. Mới đây, Google đã loại bỏ toàn bộ tất cả các kết quả tìm kiếm liên quan đến co.cc, một cú sốc cho các webmaster tiếc khoản tiền nhỏ mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Do vậy khi có ai đó search trên Google với từ khóa của bạn đặt thì trang của bạn sẽ không hy vọng được vào top 10.

Khách đến thăm trang web của bạn với một tên miền thương mại sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn là một tên miền miễn phí.

Nếu bạn muốn kiếm tiền từ trang web của mình, thì một tên miền thương mại luôn khiến cho đối tác sẽ đặt quảng cáo trên trang web của bạn với một sự tin tưởng nhất định.

Khi sử dụng domain miễn phí, sẽ chẳng có sự hỗ trợ nào cả. Rõ ràng một điều, tiền nào của nấy. Một khi bạn sử dụng dịch vụ free domain, đừng trông chờ gì vào việc bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ tốt cho dịch vụ của mình. Khi có sự cố, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý nó. Nhất là nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm về công nghệ thông tin.

Dịch vụ miễn phí có thể “chết” bất cứ lúc nào và bạn không thể làm gì được. Hãy tưởng tượng bạn có một website  với một số lượng bài viết lớn, hàng chục nghìn truy cập mỗi ngày. Bỗng dưng nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ. Đó thực sự là một ngày thảm họa đối với bạn.

Bạn có thể sử dụng domain miễn phí khi  bạn chỉ muốn test website, thử viết code; khi bạn muốn một blog cá nhân mà không muốn ai biết tới nó; hoặc không quan tâm đến traffic, kết quả trên Google và sẵn sàng đón nhận việc mất dữ liệu, tên miền bất cứ lúc nào.

Hãy suy nghĩ kỹ để có quyết định sáng suốt. Chúc bạn thành công!

Một Domain Tiềm Năng Thì Phải Có Những Yếu Tố Gì?

Ai cũng biết domain là tài sản. Ai cũng biết domain là bất động sản số. Ai cũng biết có thể kiếm tiền từ domain, nhưng không phải ai cũng biết 1 domain name tiềm năng gồm những đặc điểm gì.

Bài viết dưới đây tôi xin đưa ra 9 đặc điểm cơ bản của 1 domain tiềm năng. Domain tiềm năng được hiểu là domain sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.



1. Đuôi mở rộng phổ biến

.COM là đẹp nhất, tuy nhiên theo báo cáo của Sedo, hiện các đuôi mã quốc gia cũng đang phát triển mạnh. Việc xác định đuôi nào là tùy bạn, tuy nhiên, nên chọn 1 cái đuôi dễ nhớ, thị trường tiềm năng nhiều người biết. Tại Việt Nam .COM, .VN, .COM.VN là lựa chọn tối ưu. Lý thuyết là thế tuy nhiên bạn biết đấy, miếng ngon đâu có sẵn nhiều.

2. Càng ngắn càng tốt

Đây là quy luật rất đơn giản. Số lượng từ càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý để chọn giữa từ viết tắt và từ toàn nghĩa. Nếu phải lựa chọn, nên chọn từ toàn nghĩa thay cho từ viết tắt.

3. Dễ đọc

Đừng dại dột mà đầu tư 1 domain mà sau khi đọc xong người ta không hiểu là gì hoặc sau khi nghe xong người ta hiểu nhầm sang 1 domain khác. Nếu tên miền bạn chọn quá ấn tượng nhưng lại dễ gây nhầm lẫn, x-s, ch-tr, n-l … tôi khuyên bạn sử dụng chiến lược bao vây , hãy đăng ký hết khả năng có thể? Khi đó bạn sẽ yên tâm làm thương hiệu với tên miền đã chọn!

4. Dễ nhớ

Có ai dám mua một domain mà sau khi đọc tới đọc lui cả 10 lần mà vẫn không thể nhớ nổi cách viết không? Ai cũng khuyên các bạn điều này tuy nhiên dễ nhớ với người này rất có thể là khó nhớ với người khác nhưng lại là như nhau đối với công cụ tìm kiếm. Nếu là domain keyword bạn cứ mạnh dạn đầu tư, người dùng phải biết người ta đang tìm gì chứ?

5. Có thể xây dựng thương hiệu

Đây là một khuynh hướng đầu tư cùng tồn tại song song với khuynh hướng đầu tư Keywords. Theo tôi đây cũng là một kênh đầu tư tốt. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh ăn cắp thương hiệu để tránh tranh chấp về sau.

6. Không nên có dấu gạch ngang

Đây là một gợi ý. Tại thị trường Việt nam là vậy, nhưng tại một số nước (Italia) lại chuộng dấu gạch ngang hơn.

7. Không kết hợp giữa chữ và số

Khi mua 1 domain kết hợp giữa chữ và số, điều đó có nghĩa là bạn đã tạo ra 1 domain giống loại với hàng trăm domain khác. Ví dụ như bạn đầu tư domain24.com thì của bạn cũng sẽ chìm nghỉm trong đám domain365.com, domain 247.com, domain 24×7.com…Ngoại lệ có khá nhiều tên miền thành công, có tương hiệu khi kết hợp cả số tuy nhiên đó là trường hợp cá biệt kèm những yếu tố như thời cơ, may mắn…

8. Tuyệt đối không đầu tư vào domain có thể viết nhầm

Trước đây, vẫn có một số domainer nhận được tiền do người sử dụng gõ nhầm chuyển hướng sang quảng cáo. Tuy nhiên theo báo cáo của Go Daddy, tỉ lệ gõ nhầm càng ngày càng giảm và đây không còn là phân khúc hấp dẫn để đầu tư nữa.

9.Độc đáo

Đây là một tiêu chí phức hợp đòi hỏi domain phải là domain keywords nhưng phải kết hợp độc đáo. Ví dụ như trường hợp của About.me, chỉ cần nhìn 1 lần là bạn ấn tượng, khác biệt và nhớ ngay.

Đây chỉ là các gợi ý, trong quá trình đầu tư, điều đặc biệt quan trọng là thấy những điều người khác chưa thấy. Chúc các bạn thành công

Tên Miền Nó Có Phải Là Một Thương Hiệu?

 Tên miền có phải là thương hiệu?

Tên miền không phải là thương hiệu, nhưng một khi tên miền trùng với một thương hiệu nổi tiếng, một nhãn hiệu được bảo hộ thì hành vi sử dụng tên miền trên đều vi phạm.



Quan điểm của Việt NamNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật SHTT. Đây là quan điểm không đúng. Vấn đề hoàn toàn khác khi tên miền gắn liền với tên thương hiệu cụ thể, như nhãn hiệu nổi tiếng heineken. Điều 4.10 quy định nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Quy định hiện hành cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6.3).

Quy định tại Điều 124.5: “Hành vi sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”.

Điều 129, Luật SHTT xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng SHTT, mới xét đến khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu. Như trình bày, chúng tôi cho rằng bất kỳ hành vi nào có sử dụng NHHH (Điều 124) và việc sử dụng này bị xác định là hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH (Điều 129) đều là xâm phạm. Do đó, việc sử dụng tên một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ để đăng ký tên miền đều là hành vi phạm pháp luật.

Pháp luật cấm mua bán tài nguyên Internet. Thực tế, có những nhượng bộ tên miền sau khi gắn một số nội dung, tiện ích giản đơn. Tương tự như để “lách” quy định cấm mua bán tài nguyên đất đai, ta trồng chuối để bán lại tài sản, hoa màu có trên đất, chứ không “bán” đất vậy. Theo chúng tôi, một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ thì trong mọi hoàn cảnh, chủ nhãn hiệu không nên thoả hiệp với cả đơn vị cấp phép Việt NamNIC lẫn với bên đầu cơ. Sẽ là bất kham một khi Việt NamNIC yêu cầu chủ nhãn hiệu đóng hàng trăm triệu đồng mỗi năm để đăng ký hàng chục tên miền .vn hoặc .com.vn …. chỉ vì quan ngại có người trục lợi thương hiệu.

Việc chủ nhãn hiệu đăng ký tên miền “bao vây” hoặc thương lượng với bên đầu cơ để mua lại tên miền sẽ tạo ra tiền lệ nguy hại cho thương hiệu của mình. Điều mà chủ nhãn hiệu cần làm là nên chủ động khuyến báo cho Việt NamNIC về thông tin NHHH của mình. Đồng thời, kịp thời phản đối việc đăng - cấp tên miền có xâm phạm đến nhãn hiệu của mình. Ngoài ra, nếu không có sự minh bạch, phân định khách quan hơn từ cơ quan giữ trọng trách quản lý, cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên Internet như Việt NamNIC, thì các tranh chấp trên nguồn tài nguyên Internet Việt Nam vẫn chưa có hồi kết.

Một Số Kinh Nghiệm Giúp Bạn Giữ Gìn Tên Miền

Một số kinh nghiệm giúp bạn gìn giữ tên miền của mình như sau:



    Đặt mật khẩu email càng khó nhớ càng tốt. Đừng bao giờ đặt mật khẩu theo ngày sinh, số điện thoại của bạn hoặc người yêu.

    Đừng bao giờ dùng chung 1 mật khẩu. Nếu bạn lo lắng vì trí nhớ của bạn không tốt đế có thể nhớ được hết, bạn có thể tự đặt ra một qui tắc đặt mật khẩu sao cho các mật khẩu không bao giờ giống nhau và việc của bạn là nhớ qui tắc đó.

    Tiến hành khóa domain sau khi chỉnh sửa hoàn tất. Mọi chỉnh sửa sau đó đều phải được xác nhận qua điện thoại hoặc văn bản (chứ không phải email).

    Dấu địa chỉ mail người đăng ký domain trong trang thông tin khi whois nếu bạn có thể làm vậy.

    Hạn chế dùng email đăng ký domain ở các giao dịch … tào lao. Nhất là bạn đừng bao giờ sử dụng email đó để đăng ký các website mà bạn không rõ hoặc không đảm bảo.

    Đừng cho mượn, gửi tài khoản email của mình cho ai. Nếu bạn nhận được email yêu cầu cung cấp tài khoản quản lý domain từ cấp trên, việc của bạn là gọi điện thoại ngay cho cấp trên để xác nhận yêu cầu chứ không phải là gửi ngay tài khoản. Vì có thể, cấp trên của bạn đang bị mất tài khoản email đó.

    Kiểm tra email thường xuyên, ít nhất mỗi tháng 2 lần để đảm bảo bạn gia hạn domain đúng hạn. Nếu bạn quên gia hạn, hacker có thể back order tên miền của bạn và lúc đó bạn chỉ có thể…khóc hận.

    Ngoài ra, các nhà cung cấp tên miền ở Việt Nam cũng có chính sách lock domain khá hay, dù bạn gia hạn trễ vài ngày cũng chả sao vì trong thời gian đó người khác không thể đăng ký tên miền được.

     Vài mẹo vặt trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ domain của mình. Tuy rằng chưa thể gọi là an toàn tuyệt đối vì đã đưa lên mạng nghĩa là chấp nhận sống chung với lũ nhưng tôi nghĩ phần nào giúp bạn hạn chế được 99% nguy cơ mất tên miền.