Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Khái Niệm Về Ram Máy Chủ – Mua Ram Máy Chủ Ở Đâu Tốt Nhất

Ram máy chủ là gì?

Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ. Ram máy chủ là linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.



Có khá nhiều loại ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì ram có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate) SDRAM và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại ram máy chủ (server) thì loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp .

Ram máy chủ có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là điều rất quan trọng, do đó ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn.

Các thông số của 1 Ram máy chủ:

– Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV…

– Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

– Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.


Mua ram máy chủ ở đâu tốt nhất

Trên thị trường có khá nhiều hãng tham gia sản xuất Ram máy chủ (server) như Kingston, Crucial, Corsair, Super talent, Samsung, Supermicro, IBM, Wintec… nhưng được kể đến và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến Ram Supermicro, Ram Samsung, Ram Super talent, Ram Hynix…

Các công ty như: Nhân Hòa, Vdo, Fpt, Viettel, PA Việt Nam, Mắt Bão… Là một trong những đối tác quan trọng trong việc phân phối: Ram server, Chassis máy chủ, bo mạch chủ cho khách hàng. Vì vậy khi mua các sản phẩm Ram máy chủ như Ram IBM, Ram Supermicro, Ram Samsung, Ram Super talent, tại các công ty này bạn sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt: sản phẩm đảm bảo chính hãng, nhập khẩu trực tiếp, giá cả hấp dẫn nhất thị trường với nhiều ưu đãi đặc biệt, thời gian bảo hành theo bộ lên đến 2 năm.

Tìm Hiểu Ram Dùng Cho Server (Máy Chủ)

Tìm hiểu về công nghệ FB – DIMM

Mình xin giới thiệu với các bạn trên diễn đàn một loại ram hiện nay đang được phát triển và có rất nhiều ưu điểm giúp ích cho anh em. Với mục tiêu cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, Chúng tôi xin post bài này để nói rõ hơn công nghệ FB-DIMM cho mọi người cùng nhau nghiên cứu.



FB-DIMM (Fully Buffered DIMM) là một công nghệ sản xuất ram với mục tiêu đặt ra là để phục vụ phát triển cho server bằng cách gia tăng tốc độ tối đa dựa trên công nghệ ram server (DIMM-ECC) cũ và tăng tối đa sự ổn định, độ tương thích, và quan trọng nhất là khả năng kiểm tra và sửa lỗi (Error Checking and Correction) gọi tắt là ECC.

Mình xin nói thêm về ECC một chút. Một thanh ram có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh ram có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Trong quá trình xử lý dữ liệu cpu không xử lý trên rom mà xử lý tất cả data trên ram. Do do, đối với một thanh ram thông thường( non-ecc ) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ( crash ). Và khi crash xảy ra thì Ram (non-ecc) phải nạp lại toàn bộ dòng data vì không có khả năng quản lý được dòng dữ liệu. Đối với RAM ECC thì khi crash xảy ra ram ecc chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin( packet ) bị crash. Do đó, Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao. Tất cả các ram dành cho Server đều đòi hỏi ích nhất ram phải có ECC.

Trở về với FB-DIMM, mình xin giới thiệu với các bạn sự khác nhau cơ bản giữa thanh ram FB-DIMM và DIMM thông thường chính là FB-DIMM giao tiếp giữa thanh ram và chipset( on mainboard ) là dùng tín hiệu SERIAL. Trong khi thanh ram DIMM thông thường sử dụng giao tiếp PARALLEL.

Việc sử dụng giao tiếp SERIAL thay cho PARALLEL khiến cho FB-DIMM tạo ra một cuộc cách mạng mới bằng cách rút ngắn khoảng cách truyền tín hiệu từ chipset đến ram và cho phép tạo ra nhiều kênh truyền tín hiệu ( CHANNELS ). Đó là nguyên nhân làm gia tăng tốc độ của FB-DIMM. Với công nghệ của FB-DIMM, nó có thể hỗ trợ lên đến 8 thanh ram cho một channel và 6 channel cho 1 chipset. Từ đó, có thể kết luận FB-DIMM hơn hẳn DIMM về tốc độ cũng như dung lượng.

Việc tạo ra thêm nhiều kênh truyền tín hiệu giúp cho tốc độ gia tăng rất nhiều. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng một thanh DDR2-533( Single Channel ) thì tốc độ truyền tải sẽ là 4.300mb/s. Nếu bạn sử dụng 2 thanh DDR2-533 trên 2 kênh ( Dual Channels ) thì tốc độ truyền tải sẽ là 8.600mb/s. Nếu bạn sử dụng 4 channels thì tốc độ lúc này là 17.200 mb/s.

Một khía cạnh quan trọng khác của FB-DIMM là đường truyền tín hiệu và đường nhận tín hiệu là khác nhau. Trong module DIMM đường truyền số liệu và đường nhận số liệu dùng chung. Hệ thống sử dụng FB-DIMM làm tăng cường hiệu quả trong hệ thống riêng của bộ nhớ .

DDR2 FB-DIMM giống với DDR2 DIMM thông thuờng về mặt kích thước và hình dáng. Nhưng điểm khác nhau đáng lưu ý là: FB-DIMM có thêm một con chipset gọi là Advanced Memory Buffer. Con chip này giữ vai trò là chip điều khiển ( memory controler ) điều khiễn những con chip nhớ ( memory module ).

Những thanh ram DDR thường có dạng PCserial x hoặc DDR2-yyy. Những số yyy chỉ ra được tốc độ tối đa một thanh ram có thể đạt đươc. Ví dụ, thanh DDR400 thì có thể hoạt động ở tốc độ 400mhz hoặc ddr2-667 có thể hoạt động lên đến 667mhz. Nhưng mà đều ta cần nhấn mạnh ở đây là nó không phải là tốc độ thật ( real clock ) của một thanh ram.

Điều quan trọng thứ 2 là tốc độ truyền tải của thanh ram (transfer rate ), những số serial x chỉ ra tốc độ truyền tải tối đa của thanh ram đó. Với đơn vị MB/s. DDR400 có thể truyền tải data ở tốc độ 3200mb/s, nên người ta dán nhãn là PC3200. DDR2-800 có thể truyền tải data ở tốc độ 6326mb/s, nên người ta dán nhãn là PC6400.

Quan tâm đến RAM người ta không chỉ quan tâm đến thông số tốc độ (SPEED) và dung lưọng (CAPACITY). Một trong những thông số cực kì quan trọng mà ít người để ý đó là Temporization of the memory, timings or latency. Timings là những thông số như 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5, càng nhỏ thì càng tốt. Mình sẽ giải thích cụ thể những số này là như thế nào.

Timing rất quan trọng, timing có thể khiến 2 thanh ram khác nhau hoạt động tốt cùng nhau hoặc có thể khiến 2 thanh ram không hoạt động với nhau được.

Timings là thước đo thời gian ram hoạt động hết chu kỳ xử lý của thanh ram. Một trong những thông số quan trọng nhất của timing là CAS Latency (goi CL hoặc “access time”) nó cho chúng ta biết bao nhiêu lần chu kỳ ram xử lý phải đợi trước khi tiếp tục gửi yêu cầu xử lý tiếp đến cpu. Một thanh ram có thông số CL 4 sẽ đợi 4 chu kỳ trước khi gửi yêu cầu tiếp tục xử lý. Khi 2 thanh ram cùng chạy ở một tốc độ, thanh thứ 2 sẽ chạy nhanh hơn thanh thứ nhất, vì dữ liệu sẽ đến thanh thứ 2 sớm hơn thanh thứ 1.

Timing có rất nhiều thông số 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5. Những thông số này càng nhỏ thì hiệu năng của thanh ram càng cao.

Memory Timings

Những thông tin bao gồm : CL-tRCD-tRP-tRAS-CMD.

* CL: CAS Latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.
* tRCD: RAS to CAS Delay : là thời gian bắt đầu thực hiện dòng lệnh theo chiều ngang rồi đến chiều dọc ( vì dòng lệnh hay data lưu trữ trên ram theo toán matrix ).
* tRP: RAS Precharge : Là thời gian bắt đầu hết dòng lệnh này lại cho đến thời điểm bắt đầu dòng lệnh mới.
* tRAS: Active to Precharge Delay : là thời gian thanh ram phải đợi để luồng dữ liệu tiếp theo được nạp.
* CMD: Command Rate. Là thời gian khi chipset chính bắt đầu nhận được dòng lệnh cho đến dòng lệnh đầu tiên được xử lý, thông thường là 1T hoặc 2T.

Thông thường ta có 2 sự lựa chọn: Một là hiệu chỉnh PC của ta sử dụng chế độ “auto timing”, hai là ta chỉnh cho thấp hơn thông số default, cách hiệu chỉnh này có thể giúp cho máy mình chạy nhanh hơn tuy nhiên có nhiều mainboard không thể chạy ở timing thấp, thậm chí trong một số trường hợp ta phải set cao hơn default mới chạy đươc.

Như vậy, dựa vào những thông tin trên cơ bản ta đã hiểu được phần nào về RAM. Quay trở lại với FB-DIMM, Thông thường với những thanh ram có ECC, Timings lúc nào cũng lớn hơn NON-ECC nhưng đối với FB-DIMM thì Timing vẫn bằng 1 thanh ram DDR2 thông thường. Với nhiều ưu điểm như vậy FB-DIMM hiện giờ là công nghệ tốt nhất dành cho những hệ thống mạnh và đồi hỏi sự ổn định cao.

Tuy nhiên, FB-DIMM ko phải là ko có mặt hạn chế. Mặt hạn chế của FB-DIMM là chạy nóng hơn so với thanh ram DDR2 thông thường, nguyên nhân là do nhiệt xử lý từ con AMB. Do đó FB-DIMM có mặt hạn chế khi OC. Lựa chọn và mua FB-DIMM là một bài toán không dễ. Công nghệ FB-DIMM ra đời vào cuối 2006. Tại thời điểm đó thanh FB-DIMM 512MB có giá hơn 1000usd và thanh lớn nhất là 1GB. Điều đó cho thấy đẳng cấp và chất lượng của FB-DIMM so với ram thường. Ngày nay , FB-DIMM đã tương đối phổ biến ngoài thì trường và với giá cũng rất là dễ chịu. Tốc độ lên đến 800-PC6400 và thanh lớn nhất là 4GB. Với tư cách là một trong những người yêu công nghệ, Chúng tôi lựa chọn FB-DIMM để trang bị cho phòng máy của mình.

Trên thị trường FB-DIMM gồm có những hãng như Kingston, Crucial, Corsair, SUPER TALENT, SAMSUNG. Chúng tôi đã có có dịp thử và so sánh rút ra một nhận xét như sau.
+ SAMSUNG Và KINGSTON sản xuất với giá thành hạ so với những loại khác đánh vào thị trường người dùng bình dân nên hiệu năng ko cao. Tốc độ ko ổn định và rất nóng. Nói chung là chạy default là OK ( MADE IN KOREA OR CHINA ).
+ Corsair: Chạy khá ổn định, timings tốt 5-5-5-12 và ko nóng lắm tuy nhiên khả năng OC ko cao. VDrop 0.3V+ ( MADE IN USA )
+ Super Talent: Timings 5-5-5-16 hoặc 5-5-5-18 tùy vào sử dụng chip samsung hay qimonda. Chạy ổn định, ko nóng lắm nhưng khả năng OC và Performance chưa cao ( MADE IN USA ).
+ Crusial: Timings 5-5-5-15 sử dụng chip MicronTechnlogy. Chạy ổn định, mát nhất trong tất cả loại ram trên, khả năng OC và Performance cao nhưng giá thành đắt ( MADE IN USA ).

Bài viết này chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn nên dùng ram nao tốt cho server (máy chủ). Nếu các bạn muốn được tư vấn tốt hơn về ram server, các bạn có thể tìm đến một số địa chỉ nhà cung cấp ram server tốt ở Việt Nam như: Nhân hòa, PA Việt Nam, Mắt Bão, Ten Ten, Fpt, Viettel… Đến đây bạn sẽ được tư vấn cũng như hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ mà bạn đang cần.

Máy Chủ SPARC T4 Của Oracle Đạt Được Kết Quả Hiệu Năng Kỷ Lục

Máy chủ SPARC T4 của Oracle đạt được kết quả hiệu năng kỷ lục

Nhằm giới thiệu về hiệu năng, khả năng mở rộng và giá trị vượt trội của dòng máy chủ SPARC T4 mới của Oracle, Oracle đã công bố một loạt các kết quả kỷ lục và các kết quả lần đầu đạt được trong ngành trên các tải công việc kinh doanh quan trọng và theo các chuẩn đánh giá phổ biến.



Theo đó, nhằm cung cấp mức độ gia tăng hiệu năng của thế hệ sau so với thế hệ trước lớn nhất trong lịch sử của các bộ xử lý SPARC của Oracle, dòng máy chủ SPARC T4 mới được thiết kế cho mọi lớp ứng dụng trong doanh nghiệp và được trang bị bộ xử lý SPARC T4 có tốc độ đồng hồ cao hơn và bố trí lõi xử lý thông minh hơn, được tối ưu hóa để nâng cao cả thông lượng và năng lực xử lý đơn luồng.

Tất cả các chuẩn đánh giá sử dụng các hệ thống SPARC T4 mới được công bố với các cấu hình máy chủ 1-, 2- và 4 socket hoặc ở dưới dạng một mô-đun máy chủ phiến một socket và được thiết kế, tinh chỉnh nhằm hỗ trợ tuyệt vời cho các ứng dụng từ Oracle và từ các nhà cung cấp bên thứ ba, mang lại hiệu năng, độ sẵn sàng, mức độ an ninh và khả năng quản lý cao hơn cho khách hàng. 

Như được nêu bật trong các kết quả đánh giá vượt trội, những hệ thống mới có đặc thù là khả năng hỗ trợ cho cả các tải công việc quan trọng đơn luồng và các tải công việc có mức độ xử lý song song cao, như là Cơ sở dữ liệu Oracle, Oracle Fusion Middleware và Các ứng dụng của Oracle. 

Những chuẩn đánh giá này thể hiện hiệu năng và khả năng mở rộng vượt trội của toàn bộ cấu trúc Oracle, từ ứng dụng cho tới ổ đĩa.

Giới Thiệu Tổng Quan Về Máy Chủ HP PROLIANT

Việc xây dựng nền tảng và ứng dụng công nghệ thông tin trong các mô hình doanh nghiệp hiện nay vô cùng đa dạng, phong phú. Lựa chọn sản phẩm công nghệ thông tin nào để cân bằng giữa chi phí đầu tư mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu ứng dụng trong doanh nghiệp của mình là câu hỏi không ít chủ doanh nghiệp đã đặt ra và đang tìm kiếm câu trả lời.

Đi tiên phong trong việc nắm bắt nhu cầu thực tế này, nhà sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin Hawlet Packet (HP) đã cho ra đời một loạt các sản phẩm máy chủ với cấu hình từ thấp đến cao đáp ứng được hầu hết nhu cầu của các mô hình doanh nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn đọc những thông tin cần thiết về các dòng máy chủ HP với các Model dễ dàng tìm kiếm trên thị trường công nghệ tương ứng với mỗi mô hình doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm.



1. Tổng quan về sản phẩm máy chủ HP

Dòng máy chủ HP với tên đầy đủ HP Proliant Server được chia làm 3 dòng chính là:

- HP Proliant Maximum expansion for rack and tower environments (HP Proliant ML) servers là các dòng máy chủ có khả năng mở rộng nâng cấp tối đa trong môi trường dạng tủ rack hoặc dạng đứng.
- HP Proliant Density-optimized for rack mount environments (HP Proliant DL) servers là các dòng máy chủ có mật độ cao trong môi trường tủ rack.

- HP Proliant Maximum flexibility and control in blade server infrastructures (HP Proliant BL) là dòng máy chủ có tính linh hoạt và điều khiển tối đa trong những cơ sở hạ tầng máy chủ phiến mỏng và máy chủ bó.

Mô hình phân chia các dòng sản phẩm máy chủ HP

Cả 3 dòng sản phẩm trên đều có các Model với cấu hình từ thấp đến cao phù hợp cho các mô hình doanh nghiệp tương ứng từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tầm trung và các doanh nghiệp lớn. Cụ thể:

- HP Proliant ML 100 series, HP Proliant DL 100 series và HP Proliant BL 20p series, BL30p series với cấu hình phần cứng ở tầm trung bình và có mức giá tương đối thấp rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

- HP Proliant ML 300 series, HP Proliant DL 300 series và HP Proliant BL 460p series, BL480p series với cấu hình phần cứng ở tầm trung và có mức giá tương đối hợp lý rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tầm trung.

- HP Proliant ML 500 series, HP Proliant DL 500 series và HP Proliant BL C3000 series, BL C7000 series với cấu hình phần cứng rất cao đòi hỏi sự đầu tư tương đối lớn về chi phí ban đầu sẽ là lựa chọn rất phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và các ứng dụng chuyên nghiệp.

Ngoài ra, trong hầu hết các dòng sản phẩm HP Proliant server trên khi xuất xưởng đều đi kèm sẵn các phần mềm tiện ích vụ đắc lực cho việc cài đặt, vận hành, giám sát theo dõi hết sức thuận tiện cho những người quản lý IT trong các doanh nghiệp như: HP Systems Insight Manager (HPSIM), Integrated Management Log (IML)... Có thể coi các phần mềm này là sự hoàn chỉnh cho một giải pháp nền tảng cho các ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp.   

Tìm Hiểu Về Dòng Máy Chủ IBM Power 795

Trong các loạt bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về các dòng máy chủ của IBM dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mới đây IBM vừa cho ra đời dòng máy chủ cỡ lớn IBM Power 795, chuyên dụng dùng cho các doanh nghiệp tầm cỡ lớn chạy những ứng dụng cao và dùng cho việc xử lý trung tâm dữ liệu trong doanh nghiệp với quy mô lớn…chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn có cái nhìn tổng quan, những điểm nổi bật và lợi ích mà dòng máy chủ này mang lại.



Tổng Quan

Những điểm nổi bật:

-Đây là dòng máy chủ cỡ lớn được thiết kế nhằm tăng tính linh hoạt, giảm chi phí hoạt động và tiết kiệm năng lượng.

- Đáp ứng được nhu cầu trong việc doanh nghiệp đòi hỏi RAS cao nhất và thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp.

-Đối với các trung tâm dữ liệu hỗ trợ hệ thống UNIX lớn nhất và xử lý giao dịch IBM i và các ứng dụng cho trung tâm dữ liệu đó.

Dòng máy chủ IBM Power 795 được thiết kế cho các doanh nghiệp để hỗ trợ xử lý giao dịch quy mô lớn và các ứng dụng cơ sở dữ liệu trong một hệ thống cơ sở hạ tầng ảo hóa cao, cung cấp một cấp độ mới trong việc xử lý khối lượng công việc và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Là thế hệ máy chủ mạnh nhất trong tất cả các dòng máy chủ của IBM Power Systems, máy chủ này cung cấp hiệu suất vượt trội, khả năng mở rộng băng thông lớn và có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ đầy đủ các tính năng xử lý các yêu cầu phức tạp, đáp ứng việc xử lý hiệu quả các ứng dụng, nhiệm vụ quan trọng .

IBM Power 795 chạy bộ xử lý mơi nhất của Power7 lên tới 256 lõi, máy chủ IBM Power 795 hỗ trợ việc mở rộng nhanh chóng và liền mạch để đáp ứng các yêu cầu thay đổi trong môi trường kinh doanh như ngày nay. Được trang bị công nghệ ảo hóa hàng đầu như PowerVM, EnergyScale, hỗ trợ tùy chọn Capacity on Demand (CoD). IBM Power 795 còn giúp doanh nghiệp tăng cương hiệu quả trong việc kết hợp chạy các hệ điều hành UNIX, IBM i, và LINUX.

Hệ thống máy tính lớn với độ tin cậy cao, với các tính năng sẵn sàng và bảo trì RAS trong Power 795 giúp đảm bảo các ứng dụng quan trong được chạy tốt. IBM Client với việc cài đặt hệ thống Power 595 có thể tận dụng công nghệ Power để nâng cấp lên POWER6 rồi đến Power 795 để tăng cường năng lực và cải thiện hiệu suất.

Với khả năng mở rộng phong phú, được thiết kế với độ tin cậy và tiềm năng phát triển mở rộng,  máy chủ Power 795 cung cấp một nền tảng vững chắc mà trên đó để triển khai các ứng dụng quan trọng nhất trong doanh nghiệp lớn, đáp ứng việc xử lý một cách hiệu quả trong thời đại bùng nổ dữ liệu như ngày nay. 

Những Đặc Điểm Của Máy Chủ IBM Power 795

Tính Năng Và Lợi Ích

- Hiệu suất bộ xử lý Power7: 

+ Cải thiện thời gian phản hồi, xử lý giao dịch hiệu quả và hiệu suất người dùng.

+ Cơ sở hạ tầng tiết kiệm chi phí từ việc giảm số lượng các máy chủ và các chi phí phần mềm.



- Khả năng mở rộng:

+Cung cấp dữ liệu nhanh hơn cho các nhu cầu của xử lý giao dịch quy mô lớn và bộ nhớ ứng dụng chuyên sâu.

+ Nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý khối lượng công việc, cho phép chạy thêm các ứng dụng xử lý mới mà không cần dùng thêm máy chủ mới do đó giảm được chi phí.

+Kích thước khung hệ thống là 24-inch hỗ trợ việc xử lý trong quy mô lớn cung cấp hiệu suất cao nhất và tăng trưởng tối đa.

+ Cung cấp sự linh hoạt và tích hợp hệ thống dự phòng để giúp doanh nghiệp phát triển.

- Độ tin cậy cao:

+ Được thiết kế để cung cấp hiệu suất cao nhất của kiến trúc bộ xử lý Power, với tính năng sẵn sàng và bảo trì 24x7 cho các ứng dụng của doanh nghiệp.

+ Tăng cường hiệu quả CNTT bằng cách giảm thời gian chết và sự cố.

+ Cho phép theo dõi, giám sát, và giải quyết các vấn đề mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

-Tính năng ảo hóa cao cấp PowerVM:

+ Cải thiện hệ thống hiệu quả để giảm chi phí hoạt động.

+ Cung cấp sự linh hoạt để nhanh chóng đáp ứng với các yêu cầu thay đổi  kinh doanh, bao gồm cả việc tái phân bổ tài nguyên hệ thống mà không cần khởi động lại phân vùng bị ảnh hưởng.

+ Cung cấp tính năng xử lý chia sẽ giữa các phân vùng và bộ nhớ, hiệu quả xử lý khối lượng công việc bằng cách chia sẽ tài nguyên.

+ Cho phép tiết kiệm năng lượng và duy trì các ứng dụng sẵn có.

- Tính linh hoạt với Capacity on Demand:

+ Giúp tăng trưởng liền mạch bằng cách cho phép bộ xử lý và bộ nhớ luôn trong tình trạng sẵn sàng xử lý.

+ Hỗ trợ việc truy cập vào bộ xử lý và bộ nhớ bổ sung để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu thay đổi kinh doanh.

-Hỗ trợ ứng dụng mở rộng kinh doanh:

+Cung cấp tính linh hoạt trong việc lựa chọn hệ điều hành cho hệ thống, và các ứng dụng phù hợp đáp ứng yêu cầu.

+ Cho phép doanh nghiệp củng cố các ứng dụng trên hệ thống, và khả năng mở rộng cao.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Máy Chủ HP Dẫn Đầu Trong Công Cuộc Ảo Hóa Máy Chủ

HP tiếp tục được công nhận là công ty hàng đầu về ảo hóa máy chủ khi đạt giải thưởng Nemertes Research PilotHouse Awards - một trong các giải thưởng uy tín nhất đánh giá về hiệu suất hoạt động của các sản phẩm máy chủ.



Đây là năm thứ 2 liên tiếp, HP luôn dẫn đầu và đánh bại các công ty công nghệ như Cisco, IBM, Dell, Oracle và Fujitsu Siemens.

Theo IDC, hiện nay, ảo hóa được xem là ưu tiên hàng đầu của các CIO trong năm 2012 và HP đang dẫn đầu trong việc xuất xưởng các máy chủ ảo hóa. Các nghiên cứu của hãng phân tích Nemertes thông qua một cuộc khảo sát trên trang web và các cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn đã đánh giá đúng vị trí hiện nay của HP trong thị trường và cho thấy “HP…đã và đang thành công trong việc cân bằng giữa công nghệ, dịch vụ hỗ trợ và giá thành để tạo ra giá trị cao cho người dùng doanh nghiệp.”


HP VirtualSystem được xây dựng trên nền tảng HP ProLiant và HP BladeSystem (tùy thuộc vào cấu hình) cung cấp một hiệu suất cao, nền tảng module hóa để kiểm soát khối lượng công việc ảo hóa của tất cả các mô hình doanh nghiệp. Các máy chủ cung cấp một nền tảng phần cứng lý tưởng cho cấu trúc ảo hóa từ VMware, Microsoft đến Citrix và cung cấp:

Với lợi thế công nghệ được triển khai từ máy chủ HP ProLiant và HP Blade System, HP đã lập kỷ lục thế giới về hiệu suất trên SAP SD 3-tier benchmark với Hệ thống ảo hóa (HP VirtualSystem) cho VMware và chứng minh khả năng dẫn đầu trong ngành CNTT.

Cisco, HP, IBM và Dell Đọ Tài Trên Thị Trường Máy Chủ

Cisco xâm nhập thị trường máy chủ trung tâm dữ liệu trong khi các đối tác cũ mua lại công ty mạng đối thủ của Cisco. Cisco được biết đến là hãng chuyên về thiết bị và giải pháp mạng và đã tạo dựng sự thống lĩnh và sức ảnh hưởng trên thị trường bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, dành cho cả doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ mạng. 



HP, đối tác lâu năm của Cisco, bán lại bộ phận thiết bị định tuyến và chuyển mạch của mình kèm theo mảng máy in, máy tính doanh nghiệp, thiết bị lưu trữ, máy chủ trung tâm dữ liệu của hãng. Trong khi đó, Dell có với qui mô nhỏ hơn so với HP hay IBM. Thành công và tham vọng của Cisco nhận được cả sự ngưỡng mộ và không ít chỉ trích. Tính đến năm 1997, trên thị trường không có nhà cung cấp nào có thể thay thế Cisco trong việc cung cấp thiết bị định tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ. Và với sự phát triển của Internet, Cisco trở nên thống lĩnh thị trường thiết bị định tuyến, chuyển mạch. Để cạnh tranh với Cisco cũng như tạo thêm lựa chọn cho khách hàng, một số nhà cung cấp viễn thông lớn đã hỗ trợ cho việc hình thành Juniper. Những năm sau đó, Juniper chiếm 30% thị phần từ Cisco.

Khi thị trường bộ định tuyến và chuyển mạch tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ổn định, Cisco chuyển hướng nhắm đến những thị trường "lân cận" để thúc đẩy tăng trưởng. Một trong số đó là thị trường trung tâm dữ liệu với các sản phẩm máy chủ và thiết bị lưu trữ. Cisco cũng nhắm đến các giải pháp ảo hóa như một cách để "kết nối" sự thống lĩnh về mạng trung tâm dữ liệu với việc tính toán, lưu trữ. 

Đầu tiên, Cisco tấn công vào thị trường mạng lưu trữ (SAN), sau đó là thị trường máy chủ, kết hợp với các bộ chuyển mạch trở thành nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho trung tâm dữ liệu.

Với những chiến lược trên, Cisco đã gây "khó chịu" cho HP, Dell, IBM. HP đáp trả bằng cách khôi phục lại bộ phận kinh doanh mạng ProCurve, mà hãng "bỏ quên" lâu nay, và sau đó tiến hành mua lại 3Com, đối thủ lâu năm của Cisco, với giá 3 tỷ USD. Mặc dù Cisco có nhiều đối thủ cạnh tranh song các nhà phân tích cho rằng Cisco vẫn sẽ duy trì vị trí thống lĩnh trên thị trường chuyển mạch trung tâm dữ liệu, và HP, IBM, Dell sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu các nhà cung cấp máy chủ trung tâm dữ liệu.

Máy Chủ IBM Thế Hệ 4 Hiệu Năng Cao, Nhiều Cải Tiến

Các dòng máy chủ mới được IBM thiết kế nhằm mở rộng năng lực điện toán đám mây và phân tích kinh doanh dành cho các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng công nghệ máy chủ x86.



Ông Nguyễn Quang Tuyến, Giám đốc Kinh doanh Hệ thống máy chủ System x của IBM Việt Nam, cho biết các dòng máy chủ x86 giới thiệu lần này đủ khả năng đáp ứng các thách thức mới về hiệu năng, tính linh hoạt và khả năng hỗ trợ các ứng dụng đòi hỏi tính toán cao trong khi vẫn đảm bảo một mức chi phí và diện tích mặt sàn tối ưu. IBM luôn chú trọng khâu thiết kế các sản phẩm từ máy chủ, phần mềm đến dịch vụ, nhằm tạo ra các sản phẩm và giải pháp giúp doanh nghiệp rút ngắn lộ trình ứng dụng các công nghệ điện toán thông minh hơn.

Ông Nguyễn Quang Tuyến cho biết các dòng máy chủ IBM mới có giá cạnh tranh, bên cạnh đó là chế độ bảo hành 24/7 (24 giờ, 7 ngày/tuần), phản hồi cho khách hàng trong vòng 4 giờ. IBM Việt Nam hiện trang bị hệ thống phòng máy chủ phục vụ thử nghiệm, giới thiệu các công nghệ mới. Khách hàng có thể đến văn phòng IBM Việt Nam để tham quan, trải nghiệm.

IBM System x3650 M4 là máy chủ 2 socket, kích thước 2U, trang bị bộ vi xử lý Xeon E5-2600 mới nhất sử dụng công nghệ Sandy Bridge của Intel và khả năng cung cấp mạng ảo 10GbE Virtual Fabric. Ngoài ra, x3650 M4 còn trang bị công nghệ ổ lưu trữ thể rắn (SSD) IBM eXFlash, hỗ trợ danh mục giải pháp phân tích thông minh IBM Smarter Analytics.

Máy chủ IBM System x3550 M4 có hiệu năng và cấu hình tương tự IBM System x3650 M4, nhưng kích thước chỉ 1U, giúp tiết kiệm không gian lắp đặt thiết bị.

Máy chủ dạng tháp (tower) IBM System x3500 M4 có 2 socket, phù hợp cho các doanh nghiệp mới phát triển hoặc các doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu, phòng ban phân tán.

Máy chủ dạng phiến (blade) IBM BladeCenter HS23 có khả năng tối đa hóa hiệu suất, phù hợp các doanh nghiệp có đòi hỏi cao về ảo hóa và điện toán đám mây nhờ thiết kế được tích hợp sẵn công nghệ mạng ảo 10GbE, 16 khe cắm DIMM, bộ nhớ 1600MHz và bộ vi xử lý Intel Xeon Processor E5-2600 mới nhất.

IBM iDataPlex dx360 M4 là máy chủ dạng rack 2 socket, có kích thước ½U, phù hợp cho các hệ thống tính toán hiệu năng cao (HPC) trong các trung tâm dữ liệu bị hạn chế về diện tích mặt sàn và cơ sở hạ tầng cấp nguồn, làm mát. IBM iDataPlex dx360 M4 hỗ trợ công nghệ làm mát bằng nước.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

HP Vẫn Phát Triển Dòng Máy Chủ Integrity

Ngoài ra, HP tiếp tục hỗ trợ khách hàng đang sử dụng máy chủ HP Integrity (bộ xử lý Intanium) có chạy các phần mềm ứng dụng Oracle.



Máy chủ HP Integrity sử dụng vi xử lý Intanium của Intel.

Tập đoàn Hewlett Packard (HP) khẳng định HP sẽ tiếp tục chính sách phát triển đổi mới đối với lộ trình trên 10 năm cho hệ thống máy chủ HP Integrity sử dụng vi xử lý Itanium của Intel trên nền hệ điều hành HP-UX. Ngoài ra, HP sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng đang sử dụng máy chủ HP Integrity (bộ vi xử lý Intanium) có chạy các phần mềm ứng dụng Oracle.

Ông Paul Otellini, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Intel, cho biết, "Intel vẫn tiếp tục phát triển bộ vi xử lý Itanium và với rất nhiều thế hệ vi xử lý đang được phát triển theo tiến độ, các nền tảng máy chủ không hề bị yếu đi. Intel giữ vững cam kết cung cấp lộ trình vi xử lý đa thế hệ với tính cạnh tranh mạnh cho nền tảng HP- UX và các hệ điều hành chạy trên kiến trúc Itanium".

Bộ vi xử lý Itanium 8 lõi thế hệ mới của Intel có tên Poulson với 32-nm, hiệu năng xữ lý tăng trưởng gấp đôi so với cấu trúc của dòng Tukwila hiện tại. Ngay sau Poulson, Intel cũng đã công bố thế hệ vi xử lý Kittson, một trong những sản phẩm chính của năm đang trong quá trình phát triển. Tại diễn đàn Phát triển của Intel tại Bắc Kinh sắp tới, lộ trình phát triển của bộ vi xử lý Intel Itanium sẽ được trình bày.