Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Khóa Tài Khoản Hosting

Nguyên Nhân


1. Hết băng thông (bandwidth): liên hệ phòng kinh doanh mua thêm băng thông, tham khảo bảng giá mua thêm tương ứng của từng dịch vụ tại website chính & thanh toán

2. Chưa thanh toán phí sử dụng: kiểm tra email thông báo thanh toán hoặc liên hệ phòng kinh doanh, tiến hành thanh toán phí sử dụng (phí gia hạn) ngay hôm nay, xem cách thức thanh toán

3. Tạm thời ngưng sử dụng (do người dùng chỉ định hoặc đang chuyển dữ liệu, chuyển server v.v...)

4. Vi phạm quy định sử dụng, xem chi tiết nội dung thông báo trong email

5. Sử dụng quá dung lượng lưu trữ: liên hệ phòng kinh doanh mở khóa tài khỏa, sau đó đăng nhập DirectAdmin hoặc FTP xóa đi các dữ liệu sử dụng quá mức

6. Website bị tấn công DDoS liên tục: kiểm tra email xem thông báo & log file

7. Domain hosting được khóa từ phía người dùng

5 Lý Do Không Nên Dùng Tên Miền (Domain) Miễn Phí

Trước khi đọc bài này, chúng ta cùng thống nhất một vài điểm sau:

- Tên miền miến phí được đề cập trong bài viết này là các tên miền có đuôi sạng co.cc, .tk, …

- Tên miền trả phí được nói đến như là các tên miền dạng .com, .net,.org hay .vn, .com.vn

Với mỗi cá nhân/tổ chức, tên miền chính là bộ mặt trên internet của cá nhân hay tổ chức đó. Đây không phải bàn cãi nữa, nó chính là nguyên nhân đầu tiên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí



- Điều quan trọng tiếp theo, khi bạn có một tên miền trả phí là website của bạn sẽ được nằm trong danh mục tìm kiếm của Google. Mới đây, Google đã loại bỏ toàn bộ tất cả các kết quả tìm kiếm liên quan đến co.cc, một cú sốc cho các webmaster tiếc khoản tiền nhỏ mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Do vậy khi có ai đó search trên google với từ khóa của bạn đặt thì trang của bạn sẽ không hy vọng được vào top ten 10 kết quả của google đưa ra. Mà có thể nó nằm ở trang thứ vài chục hoặc vài trăm hoặc thậm chí còn không có.

- Khách đến thăm trang web của bạn với một tên miền thương mại sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn là một tên miền miễn phí. Ví dụ www.tocdoviet.vn thì hay hơn và hoành tráng hơn nhiều so với www.tocdoviet.co.cc hay là www.tocdoviet.tk,…

- Nếu bạn muốn kiếm tiền từ trang web của mình, thì một tên miền thương mại luôn cho đối tác sẽ đặt quảng cáo trên trang web của bạn một sự tin tưởng nhất định.

- Không có sự hỗ trợ. Rõ ràng một điều, tiền nào của nấy. Một khi bạn sử dụng dịch vụ miễn phí, đừng trông chờ gì vào việc bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ tốt cho dịch vụ của mình. Khi có sự cố, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý nó. Nhất là nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm về CNTT.

- Dịch vụ miễn phí có thể “chết” bất cứ lúc nào và bạn không thể làm gì được. Hãy tưởng tượng bạn có một website cứ cho là không nhỏ, với hàng nghìn bài viết, hàng chục nghìn truy cập hàng ngày. Bỗng một hôm nhà cung cấp tuyên bố phá sản, ngừng cung cấp dịch vụ, bạn hình dung ra được khi đó bạn thế nào chứ?

Những Điều Cần Biết Khi Chuyển Đổi Tên Miền

Khi bạn đăng ký một tên miền, bạn sẽ trở thành chủ tên miền (registrant) và quản lý tên miền thông qua một đại lý đăng ký tên miền (registrar). Tên miền có thể được chuyển giữa các nhà đăng ký tên miền nếu chủ tên miền có nhu cầu, do giá đăng ký tên miền và chất lượng dịch vụ quản lý tên miền có thể khác nhau giữa các nhà đăng ký, và tên miền thường được đăng ký với công ty cung cấp dịch vụ hosting để dễ dàng quản lý (mặc dù việc này không bắt buộc).



Theo quy định của tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN), việc chuyển tên miền phải thực hiện qua đại lý đăng ký và có xác nhận của chủ tên miền.

Để tiến hành chuyển tên miền giữa hai đại lý tên miền, trước hết bạn cần liên hệ với đại lý hiện tại (nơi tên miền đang được đăng ký) để mở khóa tên miền và ghi nhận mã số chuyển tên miền (EPP hay còn gọi là authorization code). Bạn có thể sử dụng trực tiếp hệ thống quản lý tên miền cung cấp bởi đại lý tên miền để thực hiện bước này và không cần liên hệ với đội ngũ kỹ thuật. Bạn cũng nên xác nhận địa chỉ thư điện tử liên hệ của tên miền (nên sử dụng địa chỉ thư điện tử của bạn, do bạn cần xác nhận qua thư điện tử trong các bước tiếp theo).

Tiếp theo bạn cần liên hệ với đại lý tên miền mới (nơi tên miền bạn sẽ được chuyển đến) và gửi đơn đặt hàng chuyển tên miền. Bạn cần cung cấp mã số chuyển tên miền trong bước này. Đại lý tên miền mới sẽ thu một khoản phí nhất định cho việc chuyển tên miền và thường sẽ gia hạn tên miền của bạn thêm một năm.

Sau khi đại lý tên miền xác nhận đơn đặt hàng của bạn và gửi lệnh chuyển tên miền, một thông báo xác nhận sẽ được gửi tới địa chỉ thư điện tử của người quản lý tên miền (bạn nên cập nhật sử dụng địa chỉ thư điện tử của mình ở bước đầu tiên phía trên). Bạn cần bấm vào đường dẫn gửi kèm trong thông báo xác nhận để kích hoạt quá trình chuyển tên miền.

Nếu bạn không thực hiện quá trình kích hoạt trong thời gian định trước (thông thường là 7 ngày), quá trình chuyển tên miền sẽ bị hủy. Nếu bạn xác nhận kích hoạt chuyển tên miền, quy trình còn lại sẽ được thực hiện bởi các đại lý tên miền có liên quan.

Với TĐV, quy trình chuyển tên miền sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày và bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật khi việc chuyển tên miền hoàn tất. Bạn có thể gửi yêu cầu chuyển tên miền tới VinaHost bằng cách chọn Chuyển tên miền khi đăng ký gói dịch vụ mới. Bạn cũng có thể đăng nhập trực tiếp vào hệ thống quản lý tên miền của TĐV để chuyển tên miền tới đại lý khác nếu có nhu cầu.

Một tên miền cần thỏa mãn các điều kiện sau để có thể được chuyển giao giữa các đại lý:

- Thời gian tên miền đã đăng ký phải dài hơn 60 ngày. Nếu tên miền mới được đăng ký trong vòng 60 ngày, tên miền không thể được chuyển giao.

- Tên miền phải ở trong trạng thái ACTIVE hoặc OK. Nếu tên miền đang ở trong trạng thái REGISTRAR-LOCK (bị khóa bởi đại lý), REGISTRAR-HOLD (đang được xem xét bởi đại lý), REGISTRY-LOCK (bị khóa bởi ICANN), REGISTRY-HOLD (đang được xem xét bởi ICANN), REDEMPTION PERIOD (tên miền đang chờ gia hạn) hoặc PENDING DELETE (tên miền hết hạn sắp được xóa bỏ), tên miền sẽ không thể được chuyển. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ đại lý tên miền đang sử dụng để giải quyết.

Tìm Hiểu Cách Chuyển Tên Miền Mà Không Mất Ranking

Thay đổi tên miền (domain) của website bạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO và lưu lượng traffic gốc của bạn. 

Việc thay đổi tên miền à điều không nên làm trong SEO, chúng ta chỉ thay đổi trong những trường hợp bất khả kháng. Bởi vì mỗi một domain đã chứa các thông số được tích lũy theo thời gian ảnh hưởng đến SEO ( dịch vụ seo / chiến dịch seo) như độ trust, authority, tuổi của domain, các tín hiệu về GEO ( vị trí địa lý), và trên hết đấy chính là tất cả số link bạn đang có. Trong bài này tôi sẽ giải thích các vấn đề rủi ro khi chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới. Đồng thời tôi cũng miêu tả thật chi tiết từng bước một để giảm thiểu tối đa việc mất đi ranking từ tên miền cũ sang tên miền mới.

Chú ý: Những thay đổi dưới đây yêu cầu bạn phải hiểu nhiều công nghệ web khác nhau, có ảnh hưởng đến tình trạng SEO ( thiết kế website, tối ưu hóa website, cấu trúc website…). Tôi khuyên bạn không nên thực hiện các bước dưới đây nếu bạn không biết về những điều bạn đang làm.



1. Đăng ký mọt tên miền mới hoặc mua một tên miền cũ.

Việc đầu tiên là bạn phải có một tên miền mới. Bạn chú ý phần mở rộng của tên miền TLD ( .com,.vn,.fr,.us…) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ranking.

Nếu bạn mua lại một tên miền cũ, bạn phải kiểm tra cẩn thận vì nó có chứa đựng sự rủi ro có thể dẫn đến việc bị SEs banned. Trước khi tiến hành chuyển domain hãy kiểm tra lịch sử của tên miền đóm kiểm tra những thông tin của whois, kiểm tra domain đã được index pages nào chưa? Sử dụng Archive.org để kiểm tra thông số domain. Cách tốt nhất là bạn add domain này vào Google Webmaster Tools và Bing Webmaster Tools, sau đấy bạn theo dõi bảng thống kê chung, kiểm tra xem có bất kỳ một cảnh bảo rủi ro nào từ domain này không? Nếu như bạn phát hiện domain mới này đã bị banned thì bạn làm bản thông báo gửi cho SEs là điều cần làm trước khi tiến hành transfer website.

2. Đăng tải trang “ Coming Soon”.

Bằng cách tạo một trang sự kiên đơn giản mã HTML cho tên miền mới khoảng vài tuần trước khi chuyển đổi domain, điều này cho phép công cụ tìm kiếm craw và index website mới. Hơn thế nữa hầu hết công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng phát hiện việc Parked domain, bạn hãy tạo nội dung trên web mới, và đề cập đến đây sẽ là vị trí của website mới sẽ giúp công cụ tìm kiếm phát hiện rằng tên miền mới là một tên miền thật, riêng biệt chứa không phải là một parked domain của tên miền cũ

3. Chuyển một phần nhỏ của website ( Tùy chọn)

Nếu có khả năng, bạn đừng chuyển trực tiếp toàn bộ các trang của website cũ sang website mới, bạn cố gắng chuyển một phần nhỏ , theo từng segments một. Ví dụ bạn có thể chuyển lần đầu là một subdomain và kiểm tra xem quá trình chuyển đổi có thành công không? Một vài tuần sau bạn kiểm tra lại, khi đã có kết quả và bạ cảm thấy không còn vướng mắc gì nữa hãy tiến hành chuyển toàn bộ website cũ sang website mới. Làm tương tự nếu bạn muốn gộp chung nhiều website khác nhau vào chung một domain mới, như thế bạn sẽ gộp được những traffic nhỏ thành 1 lượng traffic lớn cho website mới.
Đây là bước tùy chọn, bạn có thể làm hoặc bỏ qua nhưng theo tôi “ cẩm tắc vô ấy náy” bạn nên làm thì hơn.

4. Upload các trang web lên domain mới.

Bước tiếp theo là upload những trang web, hình ảnh, files của website cũ lên website mới, nếu bạn quyết định thay đổi lại cấu trúc, folders hoặc đường dẫn trên website mới, bạn hãy ghi chép lại sự thây đổi này cẩn thận cho bước tiếp theo map URL cũ sang mới.

5. Redirect từ trang cũ sang trang mới

Sau khi bạn upload nội dung lên web mới bạn phải redirect từ website cũ sang website mới ( redirect như thế nào mời các bạn đọc bài: Luyện tập căn bản cho các bạn mới nghiên cứu SEO). Việc redirect cần được thực hiện trên cùng một level, nghĩa là mỗi trang của website cũ cần được redirect sang URL mới trên website mới. Map mỗi page sang chính xác URL mới và không được chỉ redirect tất cả sang homepages của website mới.

Để redirect bạn sẻ dụng phương thức redirect 301, bởi vì bằng cách này bạn sẽ chuyển được sang website mới hầu hết những “ gia tài” mà website cũ có như: Các thông số Metrics ( Authority, Trust…), characteristics và statistics ( PageRank, Link, anchor text data…).

Chú ý: Các bạn cũng đã từng nghe đến phương pháp 302, vậy redirects 301 và 302 khác nhau như thế nào?

- Nếu bạn muốn chuyển các thông số này mãi mãi ( CAN NOT UNDO) thì bạn hãy dùng phương pháp redirect 301.

- Nếu bạn chỉ tạm thời redirect trong một khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đấy thì bạn hãy dùng redirect 302. Khi bạn dùng 302 tất cả các tham số kể trên sẽ không được chuyển qua website mới.

6. Sử dụng chức năng Change of Address trong Goole Webmaster.

Một việc làm nữa bạn cần làm là sử dụng chức năng Change of Address trong Google Webmaster. Sau khi đăng ký cả hai domain mới và cũ trong Google webmaster tools bạn cần chỉ ra rằng bạn sẽ chuyển toàn bộ thông tin từ domain cũ sang domain mới. Change of Address hoạt động ở cấp độ trang web, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi này là cho toàn bộ trang chứ không phải cho một trang đặc biệt nào

7. Cập nhât những backlinks quan trọng

Mặc dù 301 giúp bạn chuyển toàn bộ các thông tin như PageRank, anchor text… nhưng tôi khuyên bạn hãy bỏ ra chút thời gian và sự kiên nhẫn của mình để cập nhật những back link quan trọng ( Những link có được từ những website có PR cao) từ website cũ cho website mới. Bạn không cần liên hệ với tất cả các webmaster để update link, bạn chỉ cần tập trung vào những link quan trọng nhất. Bạn có thể xem tất cả link đến cho website cũ bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra back link hoặc Google Webmaster Tool.

8. Kiên nhẫn và chờ đợi

Chuyển đổi tên miền cũ sang tên miền mới là một sự cập nhật rất nhiều các yếu tố. Hãy kiên nhẫn, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả mọi thứ trước khi chuyển đổi toàn bộ website. Đồng thời bạn đừng quên check thời gian hết hạn của domain cũ để gia hạn như thế bạn sẽ không làm mất đi lưu lượng traffic cũng như PR của mình từ những black link cũ.

Bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc cho redirect 301 của mình, renew lại việc đổi địa chỉ trong Google webmaster tool sau 180 ngày.
Tôi tin chắc rằng nếu bạn làm đúng những gì tôi đã hướng dẫn ở trên bạn sẽ tối thiểu hóa được việc thất thoát “ gia sản” khi chuyển đổi tên miền và chiến dịch seo của bạn không bị ảnh hưởng nhiều.

Việc chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới là điều không nên làm, nên bạn chỉ thực hiện phương án này nếu như bạn không có sự lựa chọn nào khác.

Vì Sao Không Nên Chọn Domain (Tên Miền) Miễn Phí

Rất nhiều bạn xây dựng website tìm kiếm các domain free. Các bạn có thể tìm thấy các domain có đuôi dạng co.cc, .tk,…

Tuy nhiên, có những lý do chúng ta không nên lựa chọn những domain miễn phí này.



Với mỗi cá nhân/tổ chức, tên miền chính là bộ mặt trên internet của cá nhân hay tổ chức đó. Điều này không phải bàn cãi nữa. Và nó chính là nguyên nhân đầu tiên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí.

Điều quan trọng tiếp theo, khi bạn có một tên miền trả phí là website của bạn sẽ được nằm trong danh mục tìm kiếm của Google. Mới đây, Google đã loại bỏ toàn bộ tất cả các kết quả tìm kiếm liên quan đến co.cc, một cú sốc cho các webmaster tiếc khoản tiền nhỏ mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Do vậy khi có ai đó search trên Google với từ khóa của bạn đặt thì trang của bạn sẽ không hy vọng được vào top 10.

Khách đến thăm trang web của bạn với một tên miền thương mại sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn là một tên miền miễn phí.

Nếu bạn muốn kiếm tiền từ trang web của mình, thì một tên miền thương mại luôn khiến cho đối tác sẽ đặt quảng cáo trên trang web của bạn với một sự tin tưởng nhất định.

Khi sử dụng domain miễn phí, sẽ chẳng có sự hỗ trợ nào cả. Rõ ràng một điều, tiền nào của nấy. Một khi bạn sử dụng dịch vụ free domain, đừng trông chờ gì vào việc bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ tốt cho dịch vụ của mình. Khi có sự cố, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý nó. Nhất là nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm về công nghệ thông tin.

Dịch vụ miễn phí có thể “chết” bất cứ lúc nào và bạn không thể làm gì được. Hãy tưởng tượng bạn có một website  với một số lượng bài viết lớn, hàng chục nghìn truy cập mỗi ngày. Bỗng dưng nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ. Đó thực sự là một ngày thảm họa đối với bạn.

Bạn có thể sử dụng domain miễn phí khi  bạn chỉ muốn test website, thử viết code; khi bạn muốn một blog cá nhân mà không muốn ai biết tới nó; hoặc không quan tâm đến traffic, kết quả trên Google và sẵn sàng đón nhận việc mất dữ liệu, tên miền bất cứ lúc nào.

Hãy suy nghĩ kỹ để có quyết định sáng suốt. Chúc bạn thành công!

Một Domain Tiềm Năng Thì Phải Có Những Yếu Tố Gì?

Ai cũng biết domain là tài sản. Ai cũng biết domain là bất động sản số. Ai cũng biết có thể kiếm tiền từ domain, nhưng không phải ai cũng biết 1 domain name tiềm năng gồm những đặc điểm gì.

Bài viết dưới đây tôi xin đưa ra 9 đặc điểm cơ bản của 1 domain tiềm năng. Domain tiềm năng được hiểu là domain sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.



1. Đuôi mở rộng phổ biến

.COM là đẹp nhất, tuy nhiên theo báo cáo của Sedo, hiện các đuôi mã quốc gia cũng đang phát triển mạnh. Việc xác định đuôi nào là tùy bạn, tuy nhiên, nên chọn 1 cái đuôi dễ nhớ, thị trường tiềm năng nhiều người biết. Tại Việt Nam .COM, .VN, .COM.VN là lựa chọn tối ưu. Lý thuyết là thế tuy nhiên bạn biết đấy, miếng ngon đâu có sẵn nhiều.

2. Càng ngắn càng tốt

Đây là quy luật rất đơn giản. Số lượng từ càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý để chọn giữa từ viết tắt và từ toàn nghĩa. Nếu phải lựa chọn, nên chọn từ toàn nghĩa thay cho từ viết tắt.

3. Dễ đọc

Đừng dại dột mà đầu tư 1 domain mà sau khi đọc xong người ta không hiểu là gì hoặc sau khi nghe xong người ta hiểu nhầm sang 1 domain khác. Nếu tên miền bạn chọn quá ấn tượng nhưng lại dễ gây nhầm lẫn, x-s, ch-tr, n-l … tôi khuyên bạn sử dụng chiến lược bao vây , hãy đăng ký hết khả năng có thể? Khi đó bạn sẽ yên tâm làm thương hiệu với tên miền đã chọn!

4. Dễ nhớ

Có ai dám mua một domain mà sau khi đọc tới đọc lui cả 10 lần mà vẫn không thể nhớ nổi cách viết không? Ai cũng khuyên các bạn điều này tuy nhiên dễ nhớ với người này rất có thể là khó nhớ với người khác nhưng lại là như nhau đối với công cụ tìm kiếm. Nếu là domain keyword bạn cứ mạnh dạn đầu tư, người dùng phải biết người ta đang tìm gì chứ?

5. Có thể xây dựng thương hiệu

Đây là một khuynh hướng đầu tư cùng tồn tại song song với khuynh hướng đầu tư Keywords. Theo tôi đây cũng là một kênh đầu tư tốt. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh ăn cắp thương hiệu để tránh tranh chấp về sau.

6. Không nên có dấu gạch ngang

Đây là một gợi ý. Tại thị trường Việt nam là vậy, nhưng tại một số nước (Italia) lại chuộng dấu gạch ngang hơn.

7. Không kết hợp giữa chữ và số

Khi mua 1 domain kết hợp giữa chữ và số, điều đó có nghĩa là bạn đã tạo ra 1 domain giống loại với hàng trăm domain khác. Ví dụ như bạn đầu tư domain24.com thì của bạn cũng sẽ chìm nghỉm trong đám domain365.com, domain 247.com, domain 24×7.com…Ngoại lệ có khá nhiều tên miền thành công, có tương hiệu khi kết hợp cả số tuy nhiên đó là trường hợp cá biệt kèm những yếu tố như thời cơ, may mắn…

8. Tuyệt đối không đầu tư vào domain có thể viết nhầm

Trước đây, vẫn có một số domainer nhận được tiền do người sử dụng gõ nhầm chuyển hướng sang quảng cáo. Tuy nhiên theo báo cáo của Go Daddy, tỉ lệ gõ nhầm càng ngày càng giảm và đây không còn là phân khúc hấp dẫn để đầu tư nữa.

9.Độc đáo

Đây là một tiêu chí phức hợp đòi hỏi domain phải là domain keywords nhưng phải kết hợp độc đáo. Ví dụ như trường hợp của About.me, chỉ cần nhìn 1 lần là bạn ấn tượng, khác biệt và nhớ ngay.

Đây chỉ là các gợi ý, trong quá trình đầu tư, điều đặc biệt quan trọng là thấy những điều người khác chưa thấy. Chúc các bạn thành công

Tên Miền Nó Có Phải Là Một Thương Hiệu?

 Tên miền có phải là thương hiệu?

Tên miền không phải là thương hiệu, nhưng một khi tên miền trùng với một thương hiệu nổi tiếng, một nhãn hiệu được bảo hộ thì hành vi sử dụng tên miền trên đều vi phạm.



Quan điểm của Việt NamNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật SHTT. Đây là quan điểm không đúng. Vấn đề hoàn toàn khác khi tên miền gắn liền với tên thương hiệu cụ thể, như nhãn hiệu nổi tiếng heineken. Điều 4.10 quy định nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Quy định hiện hành cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6.3).

Quy định tại Điều 124.5: “Hành vi sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”.

Điều 129, Luật SHTT xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng SHTT, mới xét đến khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu. Như trình bày, chúng tôi cho rằng bất kỳ hành vi nào có sử dụng NHHH (Điều 124) và việc sử dụng này bị xác định là hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH (Điều 129) đều là xâm phạm. Do đó, việc sử dụng tên một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ để đăng ký tên miền đều là hành vi phạm pháp luật.

Pháp luật cấm mua bán tài nguyên Internet. Thực tế, có những nhượng bộ tên miền sau khi gắn một số nội dung, tiện ích giản đơn. Tương tự như để “lách” quy định cấm mua bán tài nguyên đất đai, ta trồng chuối để bán lại tài sản, hoa màu có trên đất, chứ không “bán” đất vậy. Theo chúng tôi, một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ thì trong mọi hoàn cảnh, chủ nhãn hiệu không nên thoả hiệp với cả đơn vị cấp phép Việt NamNIC lẫn với bên đầu cơ. Sẽ là bất kham một khi Việt NamNIC yêu cầu chủ nhãn hiệu đóng hàng trăm triệu đồng mỗi năm để đăng ký hàng chục tên miền .vn hoặc .com.vn …. chỉ vì quan ngại có người trục lợi thương hiệu.

Việc chủ nhãn hiệu đăng ký tên miền “bao vây” hoặc thương lượng với bên đầu cơ để mua lại tên miền sẽ tạo ra tiền lệ nguy hại cho thương hiệu của mình. Điều mà chủ nhãn hiệu cần làm là nên chủ động khuyến báo cho Việt NamNIC về thông tin NHHH của mình. Đồng thời, kịp thời phản đối việc đăng - cấp tên miền có xâm phạm đến nhãn hiệu của mình. Ngoài ra, nếu không có sự minh bạch, phân định khách quan hơn từ cơ quan giữ trọng trách quản lý, cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên Internet như Việt NamNIC, thì các tranh chấp trên nguồn tài nguyên Internet Việt Nam vẫn chưa có hồi kết.

Hiểu Rõ Về Managed VPS và Unmanaged VPS

Khi tiến hành thuê VPS, bạn cần nên hiểu rõ nhà cung cấp VPS bạn định thuê thuộc loại Unmanaged VPS hay Managed VPS để tránh các hiểu lầm về sau và vô tình đổ oan cho họ.

Thêm nữa, khi bạn xem giá dịch vụ VPS thì có những nơi có giá rất cao, mà cũng có những nơi có giá rất thấp, lý do chính là managed VPS hay unmanaged VPS.



Managed VPS là gì?

Managed VPS tức là loại hình dịch vụ cung cấp VPS cho khách hàng kèm theo dịch vụ quản trị. Dịch vụ quản trị ở đây bao gồm cài đặt/tư vấn mọi thứ về VPS mà khách hàng cần, cũng như tối ưu hiệu suất và bảo mật cho VPS.

Thường thì các Managed VPS có giá khá cao vì việc quản trị VPS không phải là dễ dàng, thích hợp cho những người không có nhiều kỹ năng quản trị VPS nhưng lại cần sử dụng VPS.

Cũng có một số nhà cung cấp họ không tính giá quản trị VPS vào khung giá hiển thị ra bên ngoài nhưng sẽ có phần tùy chọn dịch vụ quản trị VPS khi tiến hành đặt hàng.

Unmanaged VPS là gì?

Unmanaged VPS nghĩa là loại hình dịch vụ VPS không bao gồm việc quản trị VPS cho khách hàng, mà họ chỉ đảm bảo VPS của bạn không bị downtime hoặc các nguyên nhân khác xuất phát từ máy chủ chính.

Với dịch vụ này, mọi công việc như cài webserver, cấu hình, cài đặt các phần mềm, bảo mật,…đều phải do bạn tự làm. Và bạn cũng tự chịu trách nhiệm về các thiết lập của mình.

Unmanaged VPS sẽ có giá khá rẻ, có khi là rẻ gấp đôi so với các dịch vụ Managed VPS nhưng bạn chỉ nên sử dụng nếu như đã có kiến thức về VPS hoặc ít nhất là hiểu rõ về nó. Nếu bạn làm theo serie Học sử dụng VPS căn bản thì bạn nên sử dụng Unmanaged VPS để tự do làm những gì mình thích

Một Số Kinh Nghiệm Giúp Bạn Giữ Gìn Tên Miền

Một số kinh nghiệm giúp bạn gìn giữ tên miền của mình như sau:



    Đặt mật khẩu email càng khó nhớ càng tốt. Đừng bao giờ đặt mật khẩu theo ngày sinh, số điện thoại của bạn hoặc người yêu.

    Đừng bao giờ dùng chung 1 mật khẩu. Nếu bạn lo lắng vì trí nhớ của bạn không tốt đế có thể nhớ được hết, bạn có thể tự đặt ra một qui tắc đặt mật khẩu sao cho các mật khẩu không bao giờ giống nhau và việc của bạn là nhớ qui tắc đó.

    Tiến hành khóa domain sau khi chỉnh sửa hoàn tất. Mọi chỉnh sửa sau đó đều phải được xác nhận qua điện thoại hoặc văn bản (chứ không phải email).

    Dấu địa chỉ mail người đăng ký domain trong trang thông tin khi whois nếu bạn có thể làm vậy.

    Hạn chế dùng email đăng ký domain ở các giao dịch … tào lao. Nhất là bạn đừng bao giờ sử dụng email đó để đăng ký các website mà bạn không rõ hoặc không đảm bảo.

    Đừng cho mượn, gửi tài khoản email của mình cho ai. Nếu bạn nhận được email yêu cầu cung cấp tài khoản quản lý domain từ cấp trên, việc của bạn là gọi điện thoại ngay cho cấp trên để xác nhận yêu cầu chứ không phải là gửi ngay tài khoản. Vì có thể, cấp trên của bạn đang bị mất tài khoản email đó.

    Kiểm tra email thường xuyên, ít nhất mỗi tháng 2 lần để đảm bảo bạn gia hạn domain đúng hạn. Nếu bạn quên gia hạn, hacker có thể back order tên miền của bạn và lúc đó bạn chỉ có thể…khóc hận.

    Ngoài ra, các nhà cung cấp tên miền ở Việt Nam cũng có chính sách lock domain khá hay, dù bạn gia hạn trễ vài ngày cũng chả sao vì trong thời gian đó người khác không thể đăng ký tên miền được.

     Vài mẹo vặt trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ domain của mình. Tuy rằng chưa thể gọi là an toàn tuyệt đối vì đã đưa lên mạng nghĩa là chấp nhận sống chung với lũ nhưng tôi nghĩ phần nào giúp bạn hạn chế được 99% nguy cơ mất tên miền.

Tìm Hiểu Về Chassis Server

Chassis hay còn gọi là thùng máy, nó dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Case máy chủ.



Chassis có 3 dạng chính  là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis server (case máy chủ) có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Towerserver , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.

Chassis máy chủ có các loại như 1U, 2U, 3U, 4U…

Các Chassis server thường được đặt trong tủ Rack, tủ Rack có nhiều kích thước khác nhau như 6U-15U đến 36U, 42U… tùy theo nhu cầu sử dụng.
  
Có  khá nhiều hãng tham gia sản xuất Chassis server (case máy chủ) : Advantech, APTtek, Supermicro, Intel, IBM… Chassis server {case máy chủ}của hãng IBM hay Intel có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng bộ cả hệ thống nhưng có các khuyết điểm như giá thành khá cao, khó tìm được linh kiện đồng bộ khi muốn nâng cấp. Supermicro là 1 công ty phần cứng nổi tiếng của Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1993. Chassis server (case máy chủ) của hãng Supermirco thì  được nhiều người lựa chọn nhất do độ bền, chất lượng tốt, chi phí hợp lý, tương thích được với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nếu so sánh thì cấu hình  Supermicro mạnh hơn, nếu so sánh sản phẩm của Supermicro và IBM có cấu hình bằng nhau thì giá thành sản phẩm của Supermicro rẻ, hợp lý hơn với người dùng.

Các thông số kỹ thuật của 1 Chassis server (case máy chủ):

Form factor: Là những chỉ dẫn mô tả về kích thước và hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp. Như Tower, 1U, 2U…

Power Supply: Là nguồn điện cần thiết cho hoạt động của Chassis máy chủ diễn ra bình thường và ổn định. Tuỳ theo dòng của Chassis máy chủ mà có các nguồn điện thích hợp : 260W, 500W, 420W…

Drive Bays: số lượng khe gắn ổ đĩa.

Khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 2.5” và  3.5” phổ thông như: HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy.

Khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước 5.25” phổ thông như: CD, DVD, Function Panel.



Dimensions : kích thước của 1 chassis, được ghi theo dạng  H (height) x W (width) x D (depth).